BERLIN, ĂN MÀY VU VƠ KÝ

Ngửa...
 Tặng những nhà ga trầm mặc tiễn đưa
Tặng những đường phố rưng rưng ánh buồn
Tặng những đại lộ mộng mơ dấu ấn
Tặng tôi, kẻ lãng du không biết lãng quên.


Cấm người bán rong và ăn mày!
Đồng nghiệp và đoàn làm Film ZDF vừa hoàn thành một phóng sự ngắn về những Bettler đường phố. Những thước Film sửng sốt người xem. Bốn diễn viên tự nguyện, nguyên là những triệu phú đến từ những nước khác nhau, đã tự biến mình thành những kẻ vô gia cư, không kinh nghiệm sống, để tự mình trải qua cảm giác không chốn nương thân. Một trải nghiệm thú vị dù không dễ dàng gì. Các bạn có tin không? Chỉ qua một đêm, một người đã xin được 40 €. Phụ nữ dễ dàng hơn, cô ta đã xin được 60 € và qua đêm ở một nhà ga trước khi bị Police đến hót đi. Họ chẳng làm gì, chỉ ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng chẳng mất công lạy ông đi qua lạy bà đi lại. Lòng thương của đồng loại thật bao la! Chúng ta tự hào về điều đó.  Nhưng bộ Film, ngược lại, như một tiếng chuông cảnh báo những tấm lòng trắc ẩn.  Không ai khuyên chúng ta vô cảm với cảnh ngộ, nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Ăn mày - thực sự họ là ai?
Im lặng là vàng!

Tôi nhớ lại hình ảnh người đàn ông râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu đến nao lòng ngày ấy cách đây đã hơn hai mươi năm, trên đường phố Hà nội. Đó là một buổi chiều đông. Chúng tôi, vừa ùa ra từ một con phố đẹp như mơ của một lớp luyện thi đại học, bỗng khựng lại khi vấp phải một cụ ông nông dân lỡ độ đường. Ông đi bán nông sản và bị người ta lấy hết cả tiền. Ông xin người ta một ít đủ tiền để đi tầu trở về quê. Nhà ông ở Chùa Hương, tôi nhớ rõ ông nói thế. Ông ăn mặc sạch sẽ, rõ ra người lao động lương thiện. Và thế là chúng tôi xúm lại. Người đi đường xúm lại.

Gia tài của mẹ!
 Những bàn tay thò vào túi. Những đồng bạc lẻ bắt đầu rơi vào nón ông. Những tấm lòng thương cảm, những  hỏi han xuýt xoa. Một vài đứa mau nước mắt bắt đầu thút thít. Ông cũng khóc to dần lên. Râu ông bết nước mắt. Vai ông rung lên.  Cả góc phố đua nhau khóc. Tinh thần tương thân tương ái ào ạt và lây lan đến cao trào. Tôi thề là đám đông hôm đó có nhiều người móc đến đồng bạc cuối cùng. Có đứa còn dúi vào  tay ông tất cả tiền học phí. Chưa hết, đêm đó nó về còn chong đèn ghi nhật ký. Một cảm động được đẩy lên thành thơ ca đẫm tình người...
Cần gì nhiều lời?
Nhưng còn có cả một bí mật mà cho đến giờ, hôm nay, lần đầu tiên tôi mới nói ra sau bao lâu che giấu. Tôi không dám đối diện với thất vọng trong lòng mình, càng không nỡ nói sự thật với những đứa bạn học hôm đó đã cùng tôi nghẹn ngào cảm xúc. Bởi hôm sau, con bé tôi kinh ngạc thấy kịch sĩ nông dân tài ba kia diễn lại vở lỡ độ đường một cách nhuần nhuyễn trên phố khác. Tôi gần như chết lặng. Một cảm giác phẫn uất đến ê chề. Không gì tả được lòng tôi lúc đó. Lần đầu tiên lòng thương người đã bị lạm dụng một cách ngoạn mục. Bài học đầu tiên về sự lừa dối mãi ám ảnh. Tôi ghét ăn mày. Tôi sợ ăn mày! Tôi ác cảm với họ thực sự. Dù biết, vẫn có những mảnh đời thật sự cơ nhỡ đến mức họ cần được bố thí để sống qua ngày. Nhưng đó lại là chuyện khác.

Ở đâu có người ở, ở đó có ăn mày. Đừng tưởng  chỉ có những thành phố ổ chuột mới có những tấm thân lê la dặt dẹo van lơn. Công nghệ ăn mày không nhất thiết phải thượng thặng. Chỉ là một chỗ để đặt tấm thân và một cái gì ngửa ra: Bàn tay, cái bát, cái mũ, hay đơn giản chỉ là một mảnh bìa Cartton bẩn thỉu, hoặc một cái cốc giấy móc trong thùng rác ai đó vừa liệng đi. Góc phố, nhà ga, tàu điện... bất cứ chỗ nào cũng có thể hành nghề. Chẳng ở đâu và ngành nghề nào dễ tác nghiệp như cái nghề ăn mày.

Tấm biến: Được phép...ăn mày!

Ở Berlin, ăn mày càng ngày càng đông đúc đến vui vẻ. Ở những quận trung tâm, cứ đi độ trăm mét là lại gặp ăn mày. Không phải người ta nghèo hơn, mà là vì, chẳng nghề nào lợi nhuận cao như cái nghề này. Đến nỗi, thị trưởng thành phố phải trưng cầu ý dân để ra một đạo luật ăn mày. Người ta không cấm biểu tình, nhưng đã có những nơi treo biển cấm ăn mày. Không nghi ngờ gì, ngành nghề này làm ô bẩn mỹ quan đường phố. Nhưng cái chính, ăn mày bị coi là một nghề bất hợp pháp vì không có cơ quan nào điều tra cụ thể thu nhập của những công dân khả kính này. Họ không bị đánh thuế.

Ở Đức, không phải tất cả người dân đều là người Đức. Nhưng tất cả mọi công dân sống trên nước Đức đều được hưởng quyền sống: Quyền có nhà ở,  có sưởi, có truyền hình cáp, có tủ lạnh, có thảm. Và quan trọng hơn, họ được chăm sóc y tế, được tiền mua quần áo, được cấp tiền ăn. (345 € /người/trên 18 tuổi/tháng). Vậy thì cớ gì họ vứt bỏ tất cả để đi ăn mày?


Văn hóa ghế đá
Có rất nhiều con đường và nguyên nhân dẫn đến trở thành một kẻ vô gia cư ở Berlin. Nhưng xin thưa, không pháp luật nào tước bỏ quyền sống của họ, trừ phi chính họ tự mình muốn thế, dù vô tình hay cố ý.
Cũng như thế, không ai buộc họ đi ăn mày, ngoài chính họ.

Họ nghĩ ra đủ thứ để làm người khác chú ý. Cầm ống bơ xin quyên góp, cứu trợ dưới những chương trình rất nhân văn, và có đến 80% số tiền vào túi họ! Hát dạo trên toa xe, nhà ga, xin vài chục Cent gọi điện thoại. Lau kính xe, múa lửa ở ngã tư chờ đèn xanh đèn đỏ. Trong 90 giây, họ vừa biểu diễn, vừa xin tiền... thế mà thu nhập của những diễn viên này cao hơn cả những người chạy bàn ngày 8 tiếng! Mang con lừa ra góc phố để thiên hạ xem lừa ỉa, ngày không dưới trăm €!. Kéo đàn ở ga xe điện, cũng tương tự! Vừa bán báo "Vô gia cư" vừa ngửa tay , cũng có vài chục! Nếu có thêm con chó mắt to và  ướt nằm bên cạnh, bạn có thể có thu nhập hơn cao hơn cả... y tá. Mà chẳng mất đồng thuế nào! Xem ra làm người vô sản ở đất nước tư bản cũng ...không tệ.


Vậy họ sống thế nào?

Tôi xin ghi lại mẩu đối thoại của một ăn xin đường phố với một phụ nữ đi siêu thị mua thực phẩm:
- Bà cho tôi 20 Cent!
- Tôi không có! Tôi cũng là người nghèo!
- 20 Cent không có thì cho tôi củ khoai tây. Chúng tôi đói quá.
- À khoai tây thì có đây. Bà nội trợ dừng lại, định bốc củ khoai tây trong túi ra cho gã.
- Bà nghĩ sao? Bà nghĩ con chó của tôi ăn được khoai tây sao?
- À con chó lại là chuyện khác. Có thể nó muốn ăn bánh mỳ chăng? Tôi về nhà lấy bánh mỳ nhé. Bánh mỳ cũ nhưng vẫn ăn được.
- Chó tôi không ăn bánh mỳ cũ. Nếu bà không có nổi 20 Cent thì tốt nhất bà không nên tự cho phép mình thương hại người khác!

Vâng, đó phải chăng là nguyên tắc ăn mày? Nếu quá nghèo, tốt nhất đừng có tình thương! Hãy thương lấy chính mình...

Vô gia cư, ăn mày nhưng vẫn chơi Laptop?
Tôi nhớ đã không dưới một lần giảng giải cho ba đứa nhỏ lý do tại sao không nên cho ăn mày tiền. Nhưng cũng không ít lần móc hết tiền xu để các con thả vào mũ của những đoàn ca kỹ  đường phố. Họ cũng ăn mày, nhưng là ăn mày lao động, mà lại là lao động nghệ thuật. Nhìn những nụ cười rạng người của họ khi nhận tiền, nhìn ánh mắt sung sướng của con trẻ, tôi biết mình đang đi ngược lại nguyên tắc của chính mình. Nhưng mà than ôi, có những khi nguyên tắc chỉ là nguyên tắc. Trái tim có những lý lẽ riêng của nó.

Một đồng nghiệp người Rumani, biết bói bài tây và Tarot, cho tôi một lời khuyên:
Bới rác là phạm pháp, phạt 15 €
- Khi buồn, hãy tìm một người ăn mày nào đó và cho họ một đồng lẻ, nhớ đừng quên khấn thầm trong đầu, đây, ta cho ngươi hết những bất hạnh và buồn phiền. Thượng đế rất công bằng Ka ạ. Mày cho đi một cắc và bán được cả nỗi buồn.  Còn kẻ ăn mày, họ cần tiền. Với họ, tiền chính là niềm vui. Có ai mất không cho ai cái gì đâu?

Kia rồi. Tiếng đàn violon réo rắt bản Sonate ánh trăng. Tay se sẽ lần trong túi. Một đồng xu sẽ buông rơi... Nhưng còn nỗi buồn...
Làm sao tôi nỡ bán đi nỗi buồn bởi nếu không có nó, tâm hồn còn biết giá trị của niềm vui?

10.01.2013


 
SÓNG DANUBE

Lão nghệ sĩ kéo cây đàn cũ kỹ
Suốt mùa hè, "sóng Danube" vẫn xanh
Khách bộ hành lại qua vô ý
Chẳng ngoái nhìn chiếc mũ nhỏ lạnh tanh .

Sao không chơi bản nào vui mới
Cứ kéo hoài "Sóng danube " vậy ông ?
Cây cầu nhỏ, bóng lão nhòa bé nhỏ
Sóng vẫn trào, bóng lão có như không !

Rồi một ngày vắng tiếng đàn não nuột
Xay thời gian cần mẫn không công
Thu bứt lá rải vào mùa ồn ã
Cầu vặn mình. Bóng lão đã hư không !

Đồng xu nhỏ trong túi quần bỏng rẫy
Thừa một xu mà vắng tiếng đàn rồi
Ông đã chết ; già nua mỏi mệt
Hay thu về, ông tạm lánh đi thôi ?

Cũng có thể thêm một đồng xu nhỏ
Giúp ông vui một bữa tiệc cuối đời
Cũng có thể so đo hơn thiệt
Người ta quên một số phận nhỏ nhoi !

Lại mình tôi kẽo kẹt chuyến xe đời
Chẳng ai tặng sóng xanh dòng Danube
Rẻ đến thế sao giờ tôi mới biết
Những đồng xu đã không đến kịp thời !

Thym.2007

28 nhận xét:

  1. Em nghĩ nếu gặp người ăn xin khỏe mạnh thì không ổn. Còn những người già yếu, bệnh tật thì em nghĩ mọi người cần sẻ chia. Những xu lẻ không khiến mọi người nghèo đi nhưng có thể thay đổi cuộc sống của ai đó.
    Nhưng đúng là rất cần suy nghĩ về việc ăn xin đang trở thành 1 nghề chuyên nghiệp, bài thơ rất cảm động chị ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn à, cái khó là ta không phân biệt được đâu là người thật sự cơ nhỡ... Bên này thì có thế nói 98% ăn mày đơn giản bởi họ...thích đi ăn mày. Bởi ai cũng có tiêu chuẩn nhà nước nuôi bạn ạ.

      Xóa
  2. "Làm sao tôi nỡ bán đi nỗi buồn bởi nếu không có nó, tâm hồn còn biết giá trị của niềm vui?".
    Về lý thuyết thì câu này cực đắt!
    Nhưng vấn đề là nên chủ động tránh nỗi buồn và càng không nên tự mình chuốc lấy nỗi buồn hòng tạo cơ hội cảm nhận giá trị của niềm vui. Hệ Hệ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, thưa anh, chị đang thấm nhuần và tiếp thu ạ.
      Về lý thuyết, anh bao giờ cũng đúng ngay cả khi không đúng. Vấn để là niềm vui ở đâu ạ?

      Xóa
    2. Biết chỗ tìm niềm vui mà khi đang buồn rũ cũng khó vui được lắm á hai cụ !

      Xóa
    3. Cụ này mất trí hoàn toàn. Còn cự kia thì...nỗi buồn thành xa xỉ lâu rồi.

      Xóa
  3. TA qua nhà bạn làm quen nè đồng hương ơi!Hi..hi.
    Mình thấy quan điểm của bạn khá giống mình đấy.
    Nếu gặp mấy người còn khỏa mạnh,còn sức LĐ mà ngồi đó chờ thiên hạ bo61thi1 không tự bỏ sức lao động mà kiếm cơm thì không bao giờ mình cho-dù chỉ 1 xu.
    Nếu gặp những nghệ sỹ đường phố dùng lời ca,tiếng đàn để đổi lấy miếng cơm,manh áo thì lại khác,mình sẵn sàng cho vì dù sao người ta cũng đã bỏ sức lao động ra.
    Nói chung là mình không thích "ăn mày" ở bên Đức vì ở bên đây chẳng có lý do gì khiến họ đi ăn mày ngoài việc lười biếng,muốn lợi dụng lòng tốt của người khác cả.
    Chúc TN ngủ ngon nhé!Rảnh thì qua mình chơi nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tý oánh nhau vỡ đầu giờ mới nhận đồng hương nè.
      Đúng vậy, mình ghét ăn mày ở Đức. Ở Berlin đi đâu cũng gặp ăn mày, cực kỳ mất mỹ quan. Mà họ coi đó như thú vui và thu nhập chính nữa chứ!

      Xóa
    2. Ăn mày ở đâu cũng rất dễ ... ghét . VN còn bắt cóc trẻ mồ côi , bẻ chân bẻ tay cho uống thuốc ngủ bế đi xin ... kinh lắm !

      Xóa
    3. Uh, TN cũng có biết. Tại nước ngèo, đông dân, mạng sống rẻ như bèo...

      Xóa
  4. Rất vui biết bạn ,chúc bạn ngủ ngon nhé !

    Trả lờiXóa
  5. Hông bằng ở VN đâu bạn ơ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN thì khủng khiếp vì họ đói ăn vụng túng làm liều bạn ạ.

      Xóa
  6. Hehe, xứ tư bản dẫy chết vẫn có ăn mày nhở. Trợ cấp tháng gần 350 ơrô, khoảng 9 triệu vnđ - ở Đức thế là đủ sống chưa.

    Nhiều ăn mày bây giờ nói cho chính xác là lừa gat và cả lưu manh . Lỡ đường bị mất cắp, chồng hắt hủi, xin ít tiền đưa con về quê, và đặc biệt, làm thầy tu khất thực ..
    Thu nhập của ăn mày theo một số tờ lá cải, tại Bái Đinh, Văn Miếu có thể lên đến vài chục triệu / tháng. Ăn xin xong về tụ bạ đánh bài, nhậu nhẹt.

    Không tính chuyện lừa gạt đáng giận, giữa ăn mày (thật) và người bố thi có quan hệ hỗ tương, hai bên cùng có lợi.
    An mày cho đi tư cách, nhận lại mấy đồng xu để tồn tại.
    Người bố thí thì cho đi mấy xu lẻ, nhận lại là sự an tâm.
    Mày cho đi một cắc và bán được cả nỗi buồn.

    Thực ra nỗi buồn chẳng thể bán, vì cũng chả ai mua.
    Nỗi buồn chỉ có thể chia sẻ.
    Nỗi buồn khi ở trong tim, là nỗi buồn.
    Khi chia sẻ ra, nó ko còn là nỗi buồn mà là niềm vui.
    Niềm vui của sự tin cậy. Vẫn còn người thân, bè bạn quanh ta ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 345 €, K hỏi đã đủ sống chưa?
      Ka niêm yết cái này để K tham khảo nhé!
      Phở 5€/bát.
      Thịt bò 10€/kg
      Khoai tây 1€/kg
      Trứng gà 1€/chục
      Gạo 1.80€/kg
      sữa tươi 0,70€/l
      bia 0,80€/333
      K hỏi bà xã xem thế có cần đi ăn xin không ạ? Nhà có, tiện nghi có, vậy mà họ vứt bỏ để lang thang đầu đường xó chợ... Có lẽ họ thích đau đớn vật vã khổ sở. Âu cũng là một dạng tâm lý "khổ quen rồi sướng không chịu được".

      Xóa
    2. Mình thích cái CM này của anh Khùng

      Xóa
    3. Chứ bản niêm yết giá cả của Thym chả ngó ngàng à, chán nhẩy, đàn ông ui đàn ông!

      Xóa
    4. Vị chi nếu ăn phở, thì ngày hai tô, đủ no, nhưng thiếu bia
      Nếu mua 30 kg gạo + 10kg bò + 2 chục trứng + 100 chai bia thì hết khoảng 250 rô, đủ ăn đủ uống, còn dư 100 rô /tháng.
      Chừng ấy đủ thuê người làm ko nhỉ ? chỉ nấu ăn, giặt rửa thôi í.
      =))

      Xóa
    5. Ka mất 6 năm nuôi người làm trong nhà, tháng 500€ bao tất....
      Còn với 100€ của K, chỉ có một người chịu thôi. Đó là...:P

      Xóa
    6. Đó là bà xã. Osin không....lương!

      Xóa
  7. Lại một người nữa nói đúng quá về lý thuyết mà mần được khó ra phết Khung à !
    Thym ơi chả hứng oánh lộn nữa . Nhường cho Khung thắng , tớ đi kiếm tiết canh dzịt bồi dưỡng đây . Khi nào chích đủ máooo dzịt , hăng máoooo Dzịt tớ oánh nhaoo tiếp nhá ! hic hic !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng quá về lý thuyết mà mần được khó ra phết
      là sao ah ? Khó như nào Mít có thể chỉ ra ko ?
      Khó vì ko tìm ra người chia sẻ ? Khó vì bản thân ngại ko dám chia sẻ ? Hay khó vì gì nữa ?

      Hihi, Mít ah, mình cãi nhau cái này nhé ?

      Xóa
    2. Cả hai Khung à , tưởng vậy mà không phải vậy ! Hic hic ! Người Saigon xưa có câu : Thấy dzậy mà hông phải dzậy !

      Xóa
    3. Mít đang nhũn ra vì buồn....kha kha, cãi nhau sẽ hết buồn!

      Xóa
  8. [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=tA0wlkohxbA&feature=share&list=FLTN0iSsLF4jfG-ZPvGxDlIw[/youtube]

    Trả lờiXóa
  9. thỉnh thoảng chị cũng cho ăn mày tiền và bị chồng bảo vớ vẩn...Họ tới cửa nhà cho gao, cho cơm. có người vui vì đc ăn no. có người k thích chỉ thích tiền. có người giả bộ xin nhưng xem ra họ còn khỏe hơn mình. Ui k biết đằng nào mà lần... hiiiiiiiiiiiiiiii. Thôi thì ta thấy cho đc thì cho thôi. cho để vui vì mình chia sẻ. cho rồi đừng suy nghĩ họ là ai, thật hay giả mà chỉ cần biết lòng mình thanh thản vì mình vừa làm đc một điều j đó cho một ai đó thôi em ah. CHị chúc em gái cuối tuần vui khỏe, hp . Ám áp mùa đông nghe. Gửi nắng SG cho em nè cưng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đóng vai ăn mày đến xin trái tim chị đấy, chị có cho không?
      Cái avata này của chị đẹp nhỉ, em thích.

      Xóa
Mẹo Comment Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
=))
:((
=D>
*-:)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang