MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN KINH DỊCH


Bây giờ không phải mùa xuân, bài viết cũng cũ rồi, nhưng nhớ hôm trước chị Hoàng Điệp có nhắc tới Kinh Dịch, nên coppy một bài viết mà KB đọc đã lâu để tặng chị và cả nhà.

Mùa thu đọc kinh dịch cũng không có gì là muộn.
kb



Thật trùng hợp kỳ thú, hôm qua vạn bất đắc dĩ PTN phải xem quẻ cho một người bạn. Khi đứng trước một ngã 3 đường, băn khoăn tìm một lời giải đáp cho mình, người ta thường tìm đến một lời khuyên. Với PTN, lời khuyên cuối cùng và quyết định nhất chính là lời khuyên của một trong 64 quẻ dịch.

PTN đến với kinh dịch hoàn toàn không tình cờ. Vốn thích nghiên cứu tâm lý, tất cả những gì liên quan đến con người đều gây tò mò. Nhưng cầm cuốn Kinh dịch, bản dịch của Ngô tất Tố trên tay, đọc tới, đọc lui, đọc cả lúc tĩnh tâm thư thái lẫn lẫn giữa những khoảng lặng của cuộc sống, vẫn chỉ hiểu một cách hết sức mơ màng .

Kinh dịch không phải là một cuốn tiểu thuyết, càng đọc càng như lạc vào cánh rừng mê man của kiến thức, càng xem càng thấy mình nhỏ bé trước vạn vật bao la và những quy luật uyển chuyển vô cùng của thế giới tinh thần-vật chất-tâm linh.

Đã tính bỏ cuộc thì tình cờ một người bạn giới thiệu cuốn sách đó đã được phương tây hóa. Với PTN đó là cái phao, vì thật ra tiếng Hán PTN vốn hiểu rất ít, đại loại chỉ là những câu nói thông thường đã từ lâu trở nên Việt hóa như Nhân là người, Giang là sông ...mà trong bản dịch của Ngô tất Tố, chỉ riêng để hiệu đính các từ ngữ chuyên môn bằng tiếng Hán, cũng mất....một cuốn sách dầy rồi!

Có thể nói, kinh dịch là một cuốn sách vô giá nhất, kết tinh nhất, trọn vẹn nhất của kiến thức Trung hoa. Sự đúng đắn và ảnh hưởng của nó đã lưu truyền đời đời kiếp kiếp, luôn được bổ xung và được chiêm nghiệm, ngày càng lan rộng không chỉ trong phạm vi Châu á. Kinh dịch với tính logig chặt chẽ của toán học, thiên văn và vật lý đã chinh phục được giới kiến trúc sư châu Âu. Phong thủy với định luật âm dương ngũ hành, tương sinh, tương khắc  ...rất đơn giản rõ ràng, đã đóng vai trò không nhỏ với một vài kiến trúc hiện đại trên thế giới. Berlin nơi PTN đang sống mới xây dựng một quảng trường nguy nga tráng lệ mà trong đó có sự tham góp không nhỏ của một thầy phong thủy nổi tiếng Trung Hoa.

PTN không cổ xúy cho kinh dịch, nhưng tự thấy mình thật may mắn đã biết đến một kiến thức như thế nhờ kinh dịch. Nó tạo ra một nhân sinh quan, làm ta định hướng tốt hơn trong cuộc đời, ung dung tĩnh tại và giúp cái nhìn với vạn vật, với mọi thăng trầm vốn có của cái gọi là định mệnh theo chiều hướng hóa giải, và vì vậy, cái nhìn ấy trở nên tích cực nhất.

Các bạn, nếu một lúc nào đó các bạn thấy tò mò với những điều bí ẩn của cuộc đời; có lúc nào đấy bi quan chán nản, hoài nghi và mệt mỏi; hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu một cuốn sách mới, các bạn hãy đọc kinh dịch đi !

Hãy bắt đầu bằng bản dịch của Ngô tất Tố, dù rằng nó rất khó hiểu, nhưng như Giáo sư Nguyễn đã nói ở trên, người ta "học" kinh dịch chứ không "đọc" kinh dịch. Dù nó chỉ nằm trong một cuốn sách, nhưng là một cuốn sách vĩ đại nhất thế giới, và vì vậy, bạn được cả một thế giới trong đó, nó giúp ta mở ra một cái nhìn hoàn toàn mới và soi sáng vạn vật chỉ bằng những luận thuyết ở chính quanh ta.

Nhớ nhà văn Lê Lựu đã phải thốt lên "Khi mới đọc thì ta nuốt kinh dịch. Đọc rồi thì...Kinh dịch lại nuốt ta !"

Cho đến bây giờ, PTN mới chỉ hiểu được câu nói đó đôi chút, cũng đủ thấy kinh dịch mênh mông đến nhường nào.

PTN có người bạn, nghiên cứu kinh dịch đã hơn mười năm nay, không biết ai "nuốt" ai, mà anh ta hoàn toàn tin vào nó đến mức thành...dị nhân, nghĩa là chả giống ai! Chỉ riêng chuyện ăn mặc cũng là cả một đề tài. Anh giả thích "Anh sinh vào giờ hỏa, tháng hỏa, năm hỏa, lại mùa hè nóng như thiêu, đã thế bố mẹ lại còn đặt cho cái tên là Hồng Sơn....thật là đại hỏa! Anh thiểu thủy trầm trọng để hóa giải". Và để hóa giải cho cái gọi là thiếu thủy, anh dùng toàn đồ đen, trông không khác gì Ningia, thậm chí ô tô cũng đen và cả những bức tranh anh vẽ cũng....não nề. May khung tranh không màu đen chứ không thì... âm khí nặng nề quá...

Các bạn hãy đọc đi, nếu đã đọc rồi, hãy đọc thêm nữa, thêm nữa đi nhé....

Đọc để học kinh dịch, một cuốn sách thú vị nhất trên đời mà PTN đã từng được biết tới...




 
Shy :"Theo quan điểm cá nhân tui, trong các "ngành" của Huyền Không Học thì Xem Chỉ Tay và Tử Vi là 2 "ngành" "ít" chính xác nhất, còn việc xem nhân tướng thì phải xem là xem theo "phong cách" nào đã."

Rất tiếc PTN phải ...đồng ý với bạn!

Vậy tại sao lại ít chính xác?

Vì chỉ tay có nghĩa là các đường chỉ trên lòng bàn tay của chúng ta, nó biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào môi trường mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không ào ạt mà trái lại, chỉ âm thầm và có tính nhất thời. Ví dụ, một người đang muốn xuất ngoại mà bàn tay không có đường xuất ngoại thì chuyến đi sẽ bị cản trở. Nhưng rất có thể ngay sau đó ít lâu một đường du lịch mờ sẽ hoàn thành sứ mệnh này và người đó có thể lên đường. Một người có dấu hiệu bị tai nạn thương tích nặng thì sự nguy hiểm chỉ báo động khi có dấu hiệu cảnh báo. Dấu hiệu này sẽ mất đi hoặc có sao cứu giải thì không thể khăng khăng nói anh ta chắc chắn có tai nạn.

Tuy nhiên, mọi thay đổi trên bàn tay, hay những đường chỉ đã có từ lúc ta sinh ra, đều có tiếng nói riêng. Người được coi là biết xem tay phải biết suy xét, cân nhắc một cách cụ thể trước khi "phán", như Shy đã nói ở trên, ta phải biết lắng nghe cả tiếng nói của cơ thể.
Kết hợp linh hoạt và uyển chuyển mọi yếu tố mới có thể đưa ra một kết luận khả dĩ nhất.

Một ứng dụng quan trọng nhất của việc xem chỉ tay là qua đó biết được bệnh tật một cách khá thuyết phục.

Có một lần PTN gặp lại một người bạn cũ, trông chị ấy mỏi mệt và xanh xao. PTN xem chỉ tay và thấy có dấu hiệu bị tổn thương gan, liền giục chị đi khám. Chị ấy sau đó vì bận công việc nên cứ lần nữa, cuối cùng phải đi cấp cứu vì đã bị viêm gan ở giai đoạn khá nặng.

Hay như học trò của PTN có một bà người Đức, bà ấy rất hay nghỉ học nên PTN muốn tìm hiểu. Khi xem tay thấy kinh ngạc vì bà ấy đang bị tổn thương thực thể rất nặng, toàn bộ bàn tay bị gạch xéo và đổi mầu. Hóa ra bà đang bị ung thư giai đoạn cuối...

Vài dòng tham góp với các bạn thế thôi....kẻo lại làm mê tín dị đoan hóa topic Kinh dịch này của bọn mình...

Còn về Tử vi, tại sao độ tin cậy lại không cao như người ta tưởng, PTN không muốn đề cập đến ở đây...e lan man quá!

@Hhien: tay bạn khó đọc vì nó có nhiều đường lạ, hoặc quá ít đường. PTN nghĩ bạn có bàn tay chữ nhất, tức là bàn tay của người không có đường trí đạo. Có duyên mình sẽ gặp nhau, hy vọng PTN được biết thêm một ...bàn tay mới của một người bạn mới.

@ Thái: cứ đọc kinh dịch đi, làm gì mà nôn nóng vậy? Tôn Ngộ Không trên đường đi Tây trúc đã tích cóp được bao nhiêu điều...dẫu không thành sư cũng thành Nhân mà!

@ Shy:Bạn cứ tiếp tục đề tài của mình đi nhé! PTN hoàn toàn lắng nghe và ủng hộ bạn!


Thymianka

21/02/2011

(Bài viết đã được đăng trên Clb U30.com với bút danh VHH)

Link gốc http://www.clbu30.com/forum/viewtopic.php?f=166&t=3044

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
=))
:((
=D>
*-:)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang