"Có nhà văn nữ viết trong một truyện ngắn của mình thế này: "Người Hà Nội phát âm âm xát nhẹ như tiếng gió thổi qua chiếc lá mỏng tang".
Tuy nhiên, dường như tiếng Hà Nội lịch lãm đang rơi vào quy luật muôn đời: Hay nên... hiếm.
Nhẹ như gió thổi
Nói “nhẹ như gió thổi” là niềm tự hào của người Hà Nội. Tất cả những âm “nặng” dường như đều bị người Hà Nội bỏ qua. Âm xát s thành x, âm uốn lưỡi tr thành ch, r thành d và không có âm rung r - khác biệt lớn nhất trong ngữ âm Hà Nội.
Tiếng Hà Nội đã trở nên quen thuộc với trên 80 triệu dân. Sau khi đất nước thống nhất, giọng nói Hà Nội càng có điều kiện lan tỏa ảnh hưởng ra mọi miền Tổ quốc. Qua các buổi phát thanh và phát hình, cả nước đâu đâu cũng âm vang giọng nói của người Hà Nội. Có lẽ vì thế vấn đề hệ thống âm chuẩn (chính âm) của tiếng Việt đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, nhưng chưa ngã ngũ.
Nói “nhẹ như gió thổi” là niềm tự hào của người Hà Nội".
............
Đan Anh
Mạn đàm.
Trở lại tiếng Hà nội, tôi muốn lạm bàn đến cái hay và cái hiếm mà tác giả Đan Anh đã nói ở trên.
Lẽ thường xưa nay, phàm cái gì hay thì cũng hiếm và vì hiếm nên càng thêm hay Tất nhiên, cũng có những cái hay mà không chắc đã hiếm, nhưng đó lại là chuyện khác.
Từng là giáo viên dậy tiếng Việt cho người nước ngoài, cái mà tôi hay gặp phải nhất đó là sự không thống nhất trong cách đọc và cách viết của các giáo trình tiếng Việt. Các băng học tiếng thường do người miền Nam đọc và sự bất cập ở đây chính là cách phát âm.
Có người phát âm rất đúng ngữ pháp, ngược lại, có người phát âm rất bừa bãi, không theo quy tắc nào. Có khi mỗi học sinh lại thu thập một băng tiếng khác nhau, tự học theo rồi tranh cái rất hăng với giáo viên theo đúng những cái mà họ tiếp nhận được. Tôi phải làm lại toàn bộ giáo trình tiếng bằng giọng của chính mình: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà nội, giọng tôi là giọng chuẩn, tôi tự hào về điều đó".
Thành phố nơi tôi sống có rất đông người Việt, đi đâu cũng chạm trán. Nhưng có điều lạ là, người Hà nội rất hiếm! Mấy chục năm trời, nghe quá nhiều tiếng thập phương tứ xứ, bỗng một hôm nghe tiếng Hà nội ai cất lên, nhẹ như tiếng gió thoảng bên mình, thấy thân thương đến ngỡ ngàng. Giật mình, thì ra, xưa nay, mình thiếu đi một cái gì mà chính mình cũng.... không biết...!!!
Mỗi lần về phép, về lại thành phố tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rốn của mình, tìm lại một giọng Hà nội, "một nét kín đáo mà kiêu kỳ"- như lời người bạn nhận xét- không phải là của hiếm, nhưng khó làm sao! Nhất là khi ra đường, nghe đủ thứ âm sắc, nhìn đủ gương mặt, cảm giác Hà nội của mình bây giờ xa thêm một chút nữa. Mỗi lần về nhà, lại thấy mình lạc lòng bơ vơ thêm một chút, có phải vì thành phố ngày càng phình to hơn, chật chội ô nhiễm hơn, hay vì tiếng Hà nội của người Hà nội đang dần hòa tan....?
Vẫn biết, không thể mãi hoài cổ, mãi níu kéo, nhưng làm sao không yêu, không tự hào cho được, cái khẩu ngữ điệu đàng trang trọng mà khi ta cất lên, người nghe chẳng cần hỏi cũng biết về cái phông văn hóa mà ta ngầm kiêu hãnh.
Vâng, tiếng Hà nội, người Hà nội, một dấu mộc cho một giá trị nhân văn cho những ai biết trân trọng, gìn giữ và cảm nhận.
21/02/2011
PTN-Thymianka-VHH
(Bài viết đã được đăng trên diễn đàn ClbU30.com với bút danh VHH)
Link gốc:
http://www.clbu30.com/forum/viewtopic.php?f=166&t=3563&start=10
Bài tham luận của Alkakeo
Thành phố Hà Nội vừa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Thành phố rất tự hào về bề dầy lịch sử của mình. Hà Nội bây giờ đang phát triển mạnh mẽ, đang trẻ hoá rất nhanh. Bên cạnh rất nhiều cái được, cũng có nhiều cái đang dần mất di theo quy luật phát triển. Một trong những thứ đó chính là "Tiếng Hà Nội" mà bạn PTN vừa đề cập trong bài viết trên. Ở đây, Alkageo cũng chỉ góp thêm tiếng nói nhận định về nguyên nhân Tiếng Hà Nội đang dần dần trở nên hiếm. Song song với sự phát triển của Hà Nội về bề rộng, có sự giao thoa Văn hoá và ngôn ngữ. Hà Nội không của riêng người Hà Nội xưa. Hà Nội là trung tâm Văn hoá, chính trị cả nước. Hà Nội thu hút hàng triệu người từ khắp nơi dần đổ về ngày một đông đúc và đa dạng. Ở đây, chắc PTN bàn về tiếng Hà Nội trong 36 phố phường, tiếng của thị dân Hà Nội chính cống chứ không phải Tiếng Hà Nội đã được mở rộng như hiện
nay.
Nói về tiếng Hà Nội mới bây giờ nếu có điều kiện nghiên cứu chắc phải là một công trình đồ sộ hàng ngàn trang sách. Tỉnh Hà Tây cũ có rất nhiều thứ phát âm tuỳ tiện, có khi 2 làng cạnh nhau mà cũng phát âm khác nhau. Xin nói thêm một chút: Hà Nội thời trước năm 1954 chỉ có 4 quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng (ngày trước, các quận này gọi là "Khu", sau năm1975 mới theo kiểu mới của thành phố Sài Gòn đổi thành Quận như ngày nay). Còn 4 huyện ngoại thành sau 1954 mới sát nhập thêm là Từ Liêm và Thanh Trì của tỉnh Hà Đông cũ; Đông Anh của Vĩnh Phúc và Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh. Thực ra mà
nói, tiếng Hà Nội là tiếng của 4 quận cũ của Hà Nội, còn các huyện mới sát nhập năm 1954 vẫn mang nhiều âm sắc địa phương. Tại những nơi này, đâu đó ta vẫn nghe thấy tiếng ngọng của phát âm phụ âm L thành N và ngược lại; ở mấy xã bên Đông Anh hiện nay vẫn còn phát âm rất nặng sai nguyên âm như "đi đoong thoóc"(đi đong thóc-mua thóc), "đi cắt toóc"(đi cắt tóc")
Tiếng nói chuẩn Hà Nội. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều tranh luận về
tiếng Việt thế nào là CHUẨN MỰC. Có nhiều người đề nghị lấy tiếng Hà Nội làm gốc. Cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho là người Hà Nội phát âm các từ không đúng ngữ pháp, chẳng hạn như chữ Tr thành Ch, S thành X như bạn PTN đã nói ở trên...Còn có ý kiến cho rằng người dân Kiến An-Hải Phòng phát âm chuẩn ngữ pháp Tiếng Việt và đề nghị nên lấy đó làm chuẩn Tiếng Việt. Thôi thì đủ thứ, tuỳ theo quan điểm từng người!
Gần đây, mọi người ít bàn đến chuyện này nhưng dần dần đều phải công nhận rằng các PTV trên đài Truyền hình Việt Nam nói rất hay, rất chuẩn và dễ nghe vì họ phát âm Tiếng Hà Nội. Khi đi công tác tại các tỉnh phía Nam như Nam Bộ và Tây Nguyên, Alkageo được mọi người yêu mến trước hết vì là Người Hà Nội, phong cách Hà Nội và sau nữa là đến nói tiếng nói Hà Nội nghe nhẹ nhàng và dễ thương! Vậy đấy! Làm Người Hà Nội phải có đủ 3 yếu tố đó mới gọi là được, khó thật! Bàn về Phong cách Hà Nội thì còn nhiều dịp để nói vì có liên quan đến phông Văn hoá, cách giao tiếp, ăn mặc...Ở đây, Alkageo cũng chỉ xin bàn về tiếng nói Hà Nội....
Thym viết rất chính xãc , anh có cảm giác như một bài nghiên cứu về văn hóa HN vậy !
Trả lờiXóaAnh ơi, tại em yêu HN, nhớ HN...
Trả lờiXóaNgười yêu văn hóa Việt khi được sống ở nước ngoài thường có cái nhìn bao quát hơn đó anh à!
Chỉ đúng với giọng nữ thôi bà chị à. Còn tiếng đàn ông thì nghe...đã ghét
Trả lờiXóaA ha, sau bài viết này có người tự nguyện gọi TN là chị kìa...!
XóaVậy là M không phải người HN, nhưng mê....gái HN.
( Của đáng tội, M nói hình như...cũng đúng!)
Có em gái không? Hi
XóaEm gái có cũng có mà cháu gái cũng ....có đó!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa[nct]http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=d736bgaSG1yF[/nct]
Trả lờiXóaTiềng này là tiếng khèn gọi bạn phải không CC?
XóaNghe lễnh loãng như đang đi trên đỉnh núi mù sương, hoa đào nở, xống áo rộn ràng và leng keng những kiềng bạc trắng...
Nghe đọc thơ Nguyễn Việt Chiến và ngắm tranh Phố Phái nhé
Trả lờiXóa[youtube]http://youtu.be/7iMXRfpaHmU[/youtube]
Dạ, cám ơn K!
XóaTN thích NVC, hôm nào K viết về ổng nhé!
Làm sao cho hiện tiện ích lời bình vậy bạn ơi...
Trả lờiXóaThử quả chư xdậm xem sâu? Hệ Hệ
Trả lờiXóacác tính năng chữ đậm, chữ nghiêng cài link Blogspot nó hỗ trợ, đâu cũng làm được mà Chuồn. Còn post hình, post clip .. hay tùy biến chữ to nhỏ màu mè (như trong quán Bựa) thì phải thêm code ..
XóaBây giờ nhà nhà nuôi ôsin nên trẻ con đi với bố mẹ mà không ai dám bảo đấy là con họ vì đứa trẻ nói toàn giọng ôsin. Thế hệ này lớn lên thì tiếng Hà nội mắt hẳn. Một nguy cơ hiện hữu không mấy ai để ý đến.
Trả lờiXóaNhà TN ngày trước cũng có Osin vì TN bận công việc. Con bé 4 tuổi một hôm nói tiếng Nghệ Tĩnh. TN sợ cho bác ấy nghỉ luôn. May sau vụ ấy không dám nghĩ đến việc ấy nữa....
Xóaup cái clip để vừa nghe vừa cãi nhau cho có hứng
Trả lờiXóa[youtube]http://youtu.be/vn8xegBBJoY[/youtube]
Đại khái Tiếng Việt có ba phương ngữ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi phương ngữ lại có nhiều tiếng địa phương - tiếng HN nằm trong phương ngữ Bắc.
XóaLà nói theo sách vở thế, chứ thực tình mình chả phân biệt được bắc Phòng, với bắc Lạng hay với bắc Nụi .. Và mình thích chung cái giọng Bắc ấy dù bắc Nụi hay bắc gì gì, nó vẫn phân biệt rất rõ với giọng trung, giọng nam , dù hơi khó chịu khi gặp người không phân biệt tr/t, l/n .. Còn nhầm tr/gi tr/ch, s/x thì phổ biết quá rồi, chả còn ảnh hưởng ..
Tất nhiên giữa bắc Phòng, bắc Lạng .. có những nét khu biệt mà ai quen thuộc tất nhận ra ngay. Nhưng dù sao thì giữa các giọng Bắc ko có sự khác biệt lớn như ở giọng Trung - vd giữa giọng Nghệ / giọng Huế / giọng Quảng ..
Và cũng vẫn là nói đại thể. Chư thật ra nhiều khi chỉ cách nhau cánh đồng, con sông, giọng hai bên đã khác nhau còn hơn hai địa phương cách nhau hàng trăm cây số.
Nội hãnh diện giọng mình "nhẹ, thanh mà trong", dân Nghệ tự hào giọng mình "chắc chắn, giữ được các âm, các từ cổ đã bị mai một", dân Huế thì khoe "đài các, dịu dàng", dân Nam thì vổ ngực "mạnh mẽ, thoải mái .. "
Yêu mến và hãnh diện tiếng nói của mình là diều dễ hiểu, và đáng yêu nữa - nó thể hiện sự gắn bó với cộng đồng mình đã sinh ra, lớn lên .. Thật bất hạnh cho ai không biết tự hào về những gì của mình ..
Nhưng tự hào là một chuyện, nói quá lên, trở thành địa phương chủ nghĩa lại là chuyện khác.
Mình yêu tuốt các giọng ấy, Bắc, Trung, Nam :-). Chả phải đang nói xã luận :), mà thật sự ở đấy mình đều có những người mình yêu mến .. .
Mình cảm tình đặc biệt với giọng Bắc, đơn giản vì người mình yêu đầu tiên là một cô Bắc kì to to :) Cổ ko phải dân Nụi chính chủ, nên mình vẫn mong ước được một lần nghe giọng Nụi chính chủ đây, xem khác với Bắc di cư như nào :). Đặc biệt khi giận dữ, có cái giọng kim the thé làm tim mình muốn nhảy tót ra ngoài ko :) :)
Mào đầu thế, giờ mới trở lại bài của Ka nhé, viết với giọng văn say đắm ngọt ngào .. nhưng đầy cảm tính và sai be bét .
Thôi để đấy nhé, mai tiếp. Giờ khuya rồi, ngủ thôi ..
Có vẻ K thành công.
XóaLà nói thành công về việc buộc Ka phải ...lên tiếng...! Chứ nhẽ ra...
Hôm nay đi chợ Nöen với bọn trẻ, tuyết rơi nhiều và đẹp đến ghét. Hình như đau bụng do nếm cái món trắng lạnh mà đôi khi có tiền cũng chả dễ mua....
Kệ K. Cứ chê giọng Nụi đi. Chả tranh luận. Có khi K lại chọc cho Ka hết câm như nài!
Hehe, sông đang đóng băng, nghe đụng đến tiếng Nụi là nhiệt tình nổi lên băng tan luôn nhở ..
XóaTạm để vụ này lại ..
Có ai nói K làm nghề gõ đầu trẻ(to hay bé học trò đều bị thầy gõ đấu tuốt!)rất chi hợp chưa nhỉ?
XóaCủi đậu đun hạt đậu...Có khi chính K tan trước.
Nè, quên cái Yahoo ấy đi nhé. Ka rất căm ghét bị chơi. Mà cái jahu ấy đã chơi mình... Ka quên nó rồi. (Bóí thử quẻ hên xui, biết đâu trúng, K thù lao luôn cho tiện!)
Sai, ko trả quẻ này.
XóaMà mình nghĩ Ka ko j fai căm Jahu thế. Sự jan ju làm Ka ngộ nhận rồi đấy. Ko fai cái j muốn cũng có thể làm được. Jahu chắc cũng chả thích thú gì khi bỏ đi ..
Không trả tiền quẻ là...tốt rùi. Đoán chơi vậy để được nghe một lời ... phản biện.
XóaKa đâu có ghét yahoo, cám ơn còn không hết (!!!). Nhưng ghét cái kiểu thông báo đánh rẹt rồi khóa cái rụp. Vô trách nhiệm đúng kiểu Lừa. Làm tinh thần bải hoải vì chuyển nhà đúng dịp cuối năm...
K đúng ông thầy gõ đầu trẻ, Ka sưng bươu hết trán rùi nè. Chả vị tình thầy xem quẻ...