CHIẾC GIẦY SON

(Ảnh lấy bên nhà K)

Hôm qua con nghịch hồ bơi
Sểnh chân mảnh vỡ cứa nơi chân rồi
Giầy con một chiếc tụt rơi
Chiếc kia nhuộm đỏ quá trời máu loang

Tối về giặt chiếc giầy son
Màu phai đỏ nước. Thương con nát lòng
Sinh con đã  tưởng vuông tròn
Vẫn còn vấp những đoạn đường  khó qua

Bàn chân từ mẹ sinh ra
Nâng niu những đặt lụa là gót sen
Một lần tuột chiếc giầy êm
Đã chân máu ứa, đã  mềm lòng thương

Mai này trên những nẻo đường
Bao nhiêu lần nữa gót hường con đau?
Vít lòng vào chiếc hài thêu
Lót chân con đến tin yêu cuối đời.

16/4/2013
Thym, viết cho Bơ yêu.

32 nhận xét:

  1. Nặc danh02:43 17/4/13

    Tấm lòng mẹ thật bao la!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả bao la đâu em ui, vì bao la đã không đau đến thế. Giặt cái giầy đến hai hôm vẫn chưa hết đỏ...

      Xóa
    2. Nặc danh15:19 17/4/13

      Càng đau càng bao la mà chị, em mí chị, đâu có đạt ngưỡng thiền như anh K. Hì...

      Xóa
    3. Em UD chả hiểu ý tứ chị Ka gì hết. Là đau vì tiếc đến đôi giày Nike, mẹ truyền cho con, ju jin de còn truyền cho cháu, thế mà .. giặt hai hôm chiếc giày vẫn chưa hết đỏ .. Khen chị bao la chị nhột =))

      Xóa
    4. Trời ơi, không ngờ đại K hiểu em....đến thế! Đôi giầy đẹp lắm chớ bộ! :D

      Xóa
    5. Đại ca dìm hàng Cà dữ dzậy! :D

      Xóa
    6. Đi guốc vào bụng đó TA ui...

      Xóa
  2. Thương quá! Thương cả mẹ lẫn....Bé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tặng Mẹ và Bé!
      http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/165437_328628430573163_851544098_n.jpg

      Xóa
    2. Bé đã 14, cao hơn mẹ rùi HB à...

      Xóa
  3. Thương chưa.
    Là thương mẹ ý :d.
    Con đau một, mẹ đau mười.
    Hồi bé, nhiều lần đánh lộn về, mẹ cứ rờ rẩm mấy cái vết sước vết bầm rồi xuýt xoa, sốt cả ruột, vì có còn đau gì nữa đâu.

    Con có muốn ngã đâu
    Tại vì con bướm nâu
    Nó bay nhanh, nhanh quá
    Tại vì cái hòn đá
    Nó chắn đường con đi

    Con có muốn ngã đâu
    Để làm đau trán mẹ


    Bài thơ đọc lâu lắm rồi, hình như trong sách tập đọc lớp hai, ba gì đấy, nhớ mang máng của Phan Thị Thanh Nhàn. Thấy Ka có tên bà này trong friend list thì fai. Nếu được, hỏi giúp nhé. tks trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh08:56 17/4/13

      Anh K vào nhà chị Thym còm, mà em Di cảm thấy như hình ảnh anh chàng thập thò ngoài bờ dậu í... Cảm giác lạ ghê ta!

      Xóa
    2. Đại K: Thương mẹ hả anh? Em cũng tự thương mình nè. :D
      Vì con đã hết đau, chạy nhảy gần như chim ri rùi, mà cứ nhìn thấy cái giầy mẹ vẫn còn đau nè. Mà kỳ lắm, cái giầy màu trắng, em đã giặt mãi, sáng nay nó vãn còn loang màu ra xung quanh... Giầy thể thao Nike của mẹ, mới ngày nào còn rộng chân con...
      Về bài thơ, em sẽ hỏi chị Phan thị Thanh Nhàn. Hay là anh muốn làm wquen để em giới thiệu? :D
      @UD: Em nói chỉ phải. Ảnh chỉ dám thập thò, bởi anh vô nhà chị, Nemo nó cáu thì mệt. Neme hôm qua đi nhổ 11 cái răng sâu, vẫn còn đang đau. Nhưng lỡ có cắn cũng chỉ bằng như con ...bướm nó đốt! :D
      @K: Sai một lỗi chính tả, anh tự tìm và tự sửa sai nhé! :D

      Xóa
    3. Nặc danh15:24 17/4/13

      Hì hì, không hiểu sao chiên da K đã thập thò mà còn để lại vết cho chị Thym chộp!

      Xóa
    4. [color="gold"]rờ rẩm, sờ sẩm, rờ rẫm, sờ sẫm[/color]
      Chọn cái đầu, xác suất đúng chính tả là 25%
      sai, chọn cái thứ hai, lần này xác suất là 33%
      :))
      Mà r- hay s- hình như đều được, như thế phải là rờ rẫm hoặc sờ sẫm
      OK ? :d
      tks

      Xóa
    5. https://lh5.googleusercontent.com/-rGabYt1wtZ0/UW6aYoG71XI/AAAAAAAAZc8/Fh2IBcW-Kmc/s373/tumblr_me7mr705so1rsn9ozo1_500.gif
      Tặng em UD nè.

      @K: Cho anh tìm lại, lỗi chính tả to lắm à nghe!

      Xóa
    6. Nặc danh15:35 18/4/13

      Hì, chiên da K, vưỡn chưa tìm ra được lỗi. Hì hì...

      Xóa
    7. xước thay vì sước, OK? Tks.
      Để cảm ơn, copy lại bài của Nguyễn Hưng Quốc viết về hai từ [color="gold"]rờ rẫm / sờ sẫm[/color] nhé. Chịu khó đọc đi, cam đoan hay hơn chuyện tiếu lâm :d
      ----
      Dường như hầu hết các cuốn từ điển đều xem sờ và rờ là một, là hai từ hoàn toàn đồng nghĩa, hơn nữa, còn xem rờ chỉ là biến âm mang tính địa phương của sờ. Cả Nguyễn Văn Ái trong Từ điển phương ngữ miền Nam (nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994) lẫn Nguyễn Như Ý trong Từ điển đối chiếu từ địa phương (nxb Giáo Dục, 1999) đều nghĩ như vậy. Ở nhiều cuốn từ điển khác, sau chữ “rờ”, người ta ghi chú: “phương ngữ” rồi bảo xem chữ “sờ”. Chỉ có Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ là làm ngược lại, sau chữ “sờ”, họ ghi: “xem rờ”. Có vẻ như với họ, “rờ” là từ chính, còn “sờ” chỉ là biến âm của chữ “rờ”. Không chừng cả Alexandre de Rhodes, trong cuốn từ điển Việt-Bồ-La (1651) và Huỳnh Tịnh Của, trong cuốn Đại Nam Quốc Âm tự vị (1895), cũng đồng ý như thế: Trong hai cuốn ấy, chỉ có “rờ” chứ không có “sờ”.

      Có điều, không phải lúc nào “rờ” và “sờ” cũng thay thế cho nhau được. Chúng ta nói sờ sẫm hay rờ rẫm , nhưng chỉ nói sờ soạng chứ không nói rờ roạng ; và cũng chỉ nói rờ rệt chứ không nói sờ sệt . Người miền Trung và miền Nam vừa nói “sờ” vừa nói “rờ”; có cả chữ “ rờ rờ ” (đưa tay thoa nhè nhẹ đâu đó) vừa có chữ sờ sờ (hiển nhiên, ngay trước mặt).

      Theo tôi, hai chữ “rờ” và “sờ” là hai từ tương tự, gần gũi về ngữ âm và ý nghĩa, chứ không phải là hai từ hoàn toàn đồng nghĩa. Trong cảm nhận của tôi, “sờ” là đưa tay chạm vào một vật gì đó trong khi “rờ” không phải chỉ chạm mà còn xoa nhẹ. Bởi vậy, tôi nghĩ là Huỳnh Tịnh Của đúng hơn các nhà từ điển học khác khi định nghĩa “rờ” là “lấy tay mà thăm mà lần”. Tức là có sự chuyển động.

      Cũng xin lưu ý là phần lớn các cuốn từ điển sau Huỳnh Tịnh Của đều định nghĩa chữ “rờ” hay “sờ” một cách rất ư buồn cười.

      Ví dụ Văn Tân và Hoàng Phê đều định nghĩa sờ là “đưa bàn tay lên trên một vật gì để xem vật ấy thế nào” . Đưa bàn tay lên trên một vật gì? Ừ, thì được. Nhưng tại sao lại phải thêm “ để xem vật ấy thế nào ”? Chẳng lẽ sờ hay rờ chỉ có một mục đích duy nhất là để tìm hiểu một cách nghiêm trang và nghiêm chỉnh như thế ư? Một người ngồi buồn, không biết làm gì, lấy tay rờ/sờ râu, chẳng lẽ chỉ để biết râu mình như thế nào ư? Một cặp tình nhân, trong lúc âu yếm, rờ/sờ nhau, cũng chỉ để “nghiên cứu” xem cái vật mình rờ hay sờ ấy như thế nào ư? Trời, nói thế, ai cũng là những nhà nghiên cứu sinh học hết ráo!

      Chưa hết. Văn Tân còn định nghĩa chữ “sờ mó” như sau: “ Đụng không có mục đích vào một vật ”. Dựa vào định nghĩa ấy, những kẻ bị buộc tội sờ/rờ mó bậy bạ ai đó có thể cãi lại các công tố viên: Họ không làm điều gì đáng bị coi là xâm phạm tình dục cả. Đó chỉ là một hành vi “không có mục đích”. Ối giời!

      Nhưng định nghĩa của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ mới hài hước. Theo hai ông, “rờ” có hai nghĩa. Thứ nhất, là sờ, là dùng tay mó. Ví dụ: “ Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ / Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không ”. Thứ hai, là “ lén nậng, bóp vật kín của đàn bà khi người ta ngủ .”

      Đọc định nghĩa thứ hai, thú thực, có ba điều tôi không thể nào hiểu được: Một, tại sao chỉ nậng (hay nựng) và bóp vật kín của đàn bà mới được gọi là rờ? Còn ngược lại, khi đối tượng là đàn ông và người thực hiện động tác “nựng” và “bóp” ấy là phụ nữ thì gọi là gì nhỉ? Hai, tại sao lại phải nhất thiết là “vật kín”? Với những vật không kín lắm, như tay, chân hay… nhũ hoa, chẳng hạn, thì sao? Và ba, tại sao phải đợi đến lúc “người ta ngủ”?

      Tôi không nghi ngờ sự cẩn thận và uyên bác của hai ông Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, đặc biệt của ông Lê Ngọc Trụ, về phương diện ngôn ngữ. Nhưng đọc xong định nghĩa về chữ “rờ” của hai ông, tự nhiên tôi đâm ra phân vân và nghĩ ngợi: chả lẽ cả đời hai ông ấy chưa từng biết sờ hay rờ là gì cả?

      Nếu đúng thế, thật tội nghiệp!

      Nguyễn Hưng Quốc
      (nguồn nguyenhungquoc blog trên VOA)

      Xóa
    8. Đọc đi đọc lại đến mấy lần để hiểu cho kỹ ý của đại K, mãi sau mới biết, không phải, mà là các ông lắm chữ nhiều nghĩa ấy tranh cãi nhau! :D
      Em là cái dân ngoại đạo, lại xa quê đã lâu, vốn tiếng Việt dù muốn hay không cũng bị mai một nhiều nếu không cố mà níu giữ. Tuy nhiên đọc cái này mới thấy, trí tưởng tượng của các ông ý bao la thật. :D
      Em Bắc kỳ, chưa bao giờ trong đời dùng từ rờ thay cho từ sờ, càng chưa bao giờ sờ soạng chứ đừng nói đến rờ rẫm. Dù vẫn sờ mó, nếu không nói là... thường xuyên (“ Đụng không có mục đích vào một vật ”, hehe, chưa kể, đụng...có mục đích (chủ ý) hẳn hoi! :D
      Hehe, hóa ra đàn ông các anh định chiếm dụng từ ngữ Việt vào mục đích tối ư hạn hẹp.
      Theo hai ông, “rờ” có hai nghĩa. Thứ nhất, là sờ, là dùng tay mó. Ví dụ: “ Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ / Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không ”. Thứ hai, là “ lén nậng, bóp vật kín của đàn bà khi người ta ngủ .”
      haha, có thứ ngôn ngữ chỉ dành riêng cho phòng the, điều ấy ai cũng biết. Nhưng theo hai ông khả kính trên, hóa ra lâu nay chúng ta vẫn xử dựng thứ ngôn ngữ ấy một cách hồn nhiên mà ...không biết!:D
      P/s. Hai ông ấy có phải bạn K không?
      Hãy nói cho tôi biết, bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết, tôi muốn....làm wen với họ. haha...
      =)) =))

      Xóa
    9. [color="gold"]Em Bắc kỳ, chưa bao giờ trong đời dùng từ rờ thay cho từ sờ[/color]
      cái này chả ai lạ. Người Bác lười đánh lưỡi, cái gì mà r là thành z hết
      rác rưởi > zác zưởi
      reo vui . zeo vui
      rồ dại > zồ dại
      rậm rịt > zậm zịt
      :))

      Xóa
  4. Rất củm động!!!
    http://3.bp.blogspot.com/-47LimmafK1c/UW5ZtMZdtWI/AAAAAAAAAZw/tkwCTML1ttE/s1600/530640_128972877255725_243744986_n.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nằm trên bình sữa rùi, Bơ còn cầm thêm bình sữa làm chi vậy? :D

      Xóa
    2. Đề phòng bố ỷ thế lớn giành mất ? :d

      Xóa
  5. Ui ! Mình thích bài này ! Cảm động quá ! @};-

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i1249.photobucket.com/albums/hh509/Chuonchuonot2010/babies/funny_animated_picture_7_zpsca94cc32.gif

      Xóa
    2. Iu quá đi mất, muốn sản xuất thêm .... :D
      Ớt giỏi sưu tầm những cái ảnh rất chi đáng iu. Nhìn nhẹ nhõm an lành lắm ý.
      Bạn iu khỏi hẳn ốm chưa?

      Xóa
  6. Chân con máu chảy một hàng
    Mà sao mắt mẹ hai hàng lệ rơi?
    Chắc mẹ đang trách ông trời
    Sao ông lại để con tôi thế này?
    :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại cô nàng tụt giầy đi chân không, chứ ông trời nào đâu. Thế mà hỏi, cô nàng bảo vẫn...chưa chừa!

      Xóa
    2. Phai la Me Tot moi Yeu Con den the nay!

      Xóa
    3. Mẹ cha nào cũng vậy chị à, tình mẫu tử không ai học được...
      Nhưng khi con cái gặp hoạn nạn, lúc đó mẹ đúng là có thể xẻ thịt ra cho con...

      Xóa
Mẹo Comment Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
=))
:((
=D>
*-:)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang