NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG



Ảnh minh họa: Con gái HM (S)




Lần đầu nghe bài hát này, tự nhiên thấy mình như có gì lạ lắm.

Lần sau, sau nữa, lần nào cũng ấm lòng vì nơi mình ở còn có ít nhất một mùa đông.
Để thương về nơi không có mùa đông. 




Biết đâu Người cũng diết da một nỗi nhớ. Chỉ chạm vào là ùa ra...

Đó là cái se lạnh của những ngày phùn lây phây ướt má. Mắt môi ngời lên trong tê buốt giá băng...

Đó là những sớm mù dăng như sương mờ trên mái phố... Nắng âm thầm về muộn ngơ ngác nhìn mùa đi hanh hanh trên mầu hồng con gái. Muộn mà đâu biết, chỉ một bước thôi, đã là quá muộn...

Là những tối lê thê rét mướt vẫn nghe bồng lên mùi hoa sữa gây gây, ngầy ngậy, và hoàng lan nhà ai kiêu sa đầu phố cổ. Mùi ngô nướng râm ran góc đường khuya líu ríu chân người...

Là những trắng xóa tuyết rơi ngoài trời và hàng dương oằn mình trong tuyết trắng...

Sao tôi lại nhớ mùa đông, khi đang đi giữa mùa hè rực rỡ.

Có phải, vì ngang cửa không có gì ngoài một tiếng lá rơi...




Dường như ai đi ngang cửa
Gió mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi.

Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi.

Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về.

---
Thảo Phương& Phú Quang

119 nhận xét:

  1. Cỏ "Tem" mở màn Entry cái nhé! Cả ngày nay ngồi với Thym hoài mà chẳng nhẽ lại không "vớ" được "Tem" sao? :D Riêng cái bản nhạc này thì Cỏ cũng... thích thích lắm lắm, cũng có cài nó ở trong một bài viết ngày xưa lâu lâu rồi là bài "Tháng Mười Hai..." Ờ... Để xem xem... gõ lại ở đây cho Thym đọc chơi nè...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THÁNG MƯỜI HAI...
      ...
      Thảm cúc dại bên đường đã thôi nở những cánh hoa vàng
      Mùa thu và em đã vời xa như kỷ niệm
      Gió thổi hun hút trên những vòm cây khô
      Tháng Mười Hai tuyết rơi đầy ngõ...
      Tuyết rơi trắng lối vào công viên
      Trắng những khu vườn
      Nơi góc quán cafe anh vẫn thường ngồi ngóng những bước chân em về
      mỗi chiều lá đổ
      Bây giờ tuyết cũng đã phủ kín rồi
      Tháng Mười Hai... Tháng Mười Hai...
      ...
      Tháng Mười Hai- Anh còn biết phải tìm đâu ra mùi hương tóc em buổi chiều
      cuối phố
      Hoa tím rụng buồn rầu bên khung cửa sổ ngôi nhà nhỏ đêm đêm vẫn sáng
      ánh đèn
      Mưa bay mịt mù ngã Tư ngã Năm
      Tháng Mười Hai bây giờ chỉ còn có mỗi một mình anh
      Lang thang trên phố
      Tuyết rơi nhiều như thế
      Nhiều như là...
      nhớ em /.

      Tháng Mười Hai 2009
      Cỏ-

      Xóa
    2. Thơ Cỏ giống thơ tớ. Hì ý tớ nói cậu viết giống tớ lắm ý. Lắm lúc tớ không biết ai đạo...văn ai nữa! Cái này không cần cãi cọ kiện cáo nha! :D

      Xóa
    3. Đùng ý! :D Chia đôi "bản quyền" nhé! Cười... Như thế sẽ tốt hơn, hòa bình và hữu nghị, và đầy... "tình thương yêu" hơn, cãi cọ kiện cáo làm gì vừa mất hòa khí, vừa tốn... "xiền" :D

      Xóa
    4. Quới zị bình lụn hay quớ! cho tui phản chiếu cái khúc xạ "mùa đông" qua lăng kính mắt trâu 1 cấy:
      Mắt trâu thì đơn giản như. . .đang giỡn không mắc lầy như bị(được) cài đặt tảng đá bác học từ chương, uyên thâm thuý,cao siêu việt, chẳng trdẫn"tuyệt tác" đc nên chỉ tham chiếu băng "tục tác" thui:
      Ở miền Nam không mùa, quanh năm mưa nắng giành nhau, thi thoảng xuất hiện 1 vài làn"gió mùa đông bắc" đi ngang cửa gợi Tg cũng như những ai từng sống ở miền Bắc nhớ về Hà nội trong tên Mùa đông.
      "Vờ như mùa đông đã về" là tự ru lòng mình để được đong đưa mình trong hoài niệm,trong cái ấm áp ngọt ngào mà chỉ mùa đông khả dĩ mang lại.
      cây cầu nối không gian 2 miền. bắc vào thời gian nhuộm vàng mùa thu. . . đã gãy,mùa chuyển tiếp nối Hạ đến với Đông ,không còn mùa thu, không còn mùa lãng mạn ,không còn 1 tình yêu,1 người yêu, 1 "tục tác" để gắn kết. . .
      chỉ còn vờ . . .thui
      Túm lại cây cầu là. . . cây đinh là nhân duyên của bài hát mà Thym lại uấn gãy. uổng quớ!
      1 chút cho zui .ĐA TẠ

      Xóa
    5. Dường như ai đi ngang cửa.
      Gió mùa đông bắc se lòng
      Chút lá thu vàng đã rụng.
      Chiều nay cũng bỏ ta đi.

      Nằm nghe xôn xao tiếng đời.
      Mà ngỡ ai đó nói cười.
      Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy.
      Giờ đây cũng bỏ ta đi.

      ĐK:
      Làm sao về được mùa đông.
      Dòng sông đôi bờ cát trắng.
      Làm sao về được mùa đông.
      Để nghe chuông chiều xa vắng.
      Thôi đành ru lòng mình vậy.
      Vờ như mùa đông đã về.

      Lời bài hát tui cop trên mạng. Từng lời, câu nào cũng hay, câu nào cũng đẹp. Diễn tả nỗi nhớ. Ai cũng biết là nhớ mùa để mà nhớ người, nhớ tình yêu đã xa...
      Chừng đó đã đẹp đã đủ. Ca từ nhẹ nhàng chỉ có cát, có mùa, có gió, lá thu, và gió mùa đông bắc...
      Chừng đó, đã làm nên một nỗi nhớ để người ta phải liên tưởng, phải rưng rưng. Những so sánh đầy ẩn dụ. Cần gì phải nói đến chia ly, từ giã, người nghe vẫn thấy nuối tiếc, rưng rưng....
      Cho cây cầu đã gẫy vào, tự nhiên thấy cây cầu thô, vụng, bất xúng với những hình ảnh rất mơ hồ huyền ảo của bài hát trên. Nhất là động từ (hay trạng từ, tính từ? ) gẫy, nghe nặng nề.
      Theo tôi là k cần thiết.
      Cái đinh của bài hát k phải là cây cầu. Mà chính là cơn gió mùa bạn ạ.

      Xóa
    6. Cái cầu mà kg gãy mần răng mà có "nỗi nhớ mùa đông" hè!
      Nó là cái cầu . . .chì bị đứt giữa 2 điện cực.Điện áp tâm hồn nghệ sĩ mới hồ quang thăng hoa thành NNMĐ
      Chứ gió mùa có xúc tác, rủ rê thì. . ok xách vaky phượt. . .bão hoà cảm hứng lìn , Chẳng ai ngồi mà băc cái cầu . .mong băng giai điêu . . nhớ mô!
      nhưng mà tui thua thui kẻo sợ . . hư bàn phím của Thym hehe
      Gout thẫm mỹThym đúng là thích lành lành duy mỹ miều ưa cái gì cũng đèm đẹp
      Nhưng cái gai góc sần sùi bụi băm. . đôi khi tui thấy đẹp . . ác

      Xóa
    7. Tui có cần thể hiện ở đây k hả?
      Tui đã qua cái tuổi ấy rồi, nhóc ạ. Tui đã qua cái tuổi điên rồ, chứng tỏ ta đây....
      Mà chứng tỏ cái gì, với ai, để làm gì?

      Xóa
    8. Mà Trâu chả biết tui là ai, Trâu đâu có đọc tui hồi nào. Còn non lắm nhóc ạ!

      Xóa
    9. hehehe cười trừ! !thui bớt giận

      Xóa
    10. Trâu mà cười thì nhìn ra răng?
      :(

      Xóa
    11. Một gã tình yêu đang tràn ngập trong mình và chỉ muốn chia sẽ điều đó cho bất kỳ ai bỗng gặp ngay một cô gái xuynh như mộng đang đi 1 mình trên đường phố,
      Gã chạy theo hỏi: Thế nào e yêu, giờ mình có thể cùng nhau chia sẽ cảm xúc này chăng, ta đi đâu đó bàn luận ...riêng tư tí nhé!
      Cản thấy như bị xúc phạm, cô gái mới từ phòng tập nhu đạo ra ấy đã điên tiết, quay 1 cú chỏ và liền đó quăng gã bay đi mấy mét. Cô bỏ đi luôn, k nhìn lại.
      Lát sau vẫn cái giọng ấy nhưng hơi ngập ngừng vì quá chóang, này em yêu, em vẫn chưa trả lời câu hỏi của a mà...

      A Trư cười hắc hắc hắc... :))

      Xóa
    12. Gay het rang rui tra loi ra rang?
      Mui sut, rang gay...Thui Trau di bs rang ham mat di nha! :D

      Xóa
    13. Đi bs mần chi cho uổng,để rứa cười khè . . một cái cho người nào duy mỷ. . rợn tóc gáy.chạy . . vất guốc ,lượm về tăng ng iu hehehe

      Xóa
    14. Tui k duy mỹ, tui cũng k đi guốc nghe Trâu. Tui đi ...giầy cao gót 12Cm. Đọc bài đó bên nhà em Di tự nhiên thấy mình chưa đủ Sexy. Nhất định phải sắm một loạt giầy cao gót.
      Mà giầy đó, vứt chi, uổng. Trâu chịu khó bỏ tiền tậu guốc tặng người tình đi. Ky bo lại còn xấu rai ai mà thèm iêu Trâu hả? :(

      Xóa
  2. Uh đưa cho tớ duyệt ngay và luôn đi nào!
    cả ngày ôm máy tính bù cả ngày qua làm osin. Giờ tớ lại đi phượt đây. về nơi có cánh đồng dâu ngày hè năm nảo năm nào.
    До свиданья, лето!
    Tớ đi chơi đây.
    Mùa hè sắp hết rồi!

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh17:53 20/7/13

    Cuối tuần, dạo một vòng, ghé thăm O Thym hàng xóm. Bên nớ đang nóng lắm hay sao mà khiến O Thym nhà mình phải mơ tới cái lạnh của mùa Đông? :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nong lam anh a,ben no nong ra rang?

      Xóa
    2. Nặc danh20:30 21/7/13

      Anh ở miền Bắc của bang California, ngay Vùng Vịnh San Francisco. Thời tiết ở đây rất tốt - có cả 4 mùa trong một ngày: sáng Xuân, trưa Hạ, chiều Thu, tối Đông. Vì có gió biển từ Vịnh thổi vào nên chiều nào cũng phải mặc áo lạnh - ngay cả những tháng Hè.

      Nói tới nóng, nhớ tới cái nóng cháy da ở Vietnam, anh vẫn còn sợ! Khiếp! hehehe...

      Xóa
    3. Riêng về thời tiết em phải ghen tỵ với anh! :(((((
      Bên em lạnh quá. Hiếm hoi có tý nắng vàng thì quý còn hơn vàng.
      Còn Việt Nam cái gì cũng quý, trừ nắng và bụi, anh nhỉ. Chết khiếp!

      Xóa
    4. Nặc danh21:25 21/7/13

      Anh thấy thương cho đồng bào mình ở quê nhà. Thời tiết hai mùa mưa nắng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân - cứ đội mưa đội nắng quanh năm.

      Bên "trời Tây" (nói chung), về nhà thì có máy điều hòa, ra đường thì ngồi trong xe cũng có máy điều hoà - mưa nắng bão táp chẳng đụng tới gót chân :)

      Khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao, nên cái nóng cứ rin rít, khó chịu - vừa bước ra khỏi phòng tắm là đã thấy rít rịt cả người rồi! Ớn! :)

      Đã thế mà đ/c Đinh La Thăng nhà mình lại cho ra những cái luật hàm ý hạn chế người dân xử dụng xe ôtô - khác nào đưa Việt Nam đi ngược về... dĩ vãng! Chán! :)

      Xóa
    5. Bên em không cần dùng điều hòa anh ạ. Vì nóng quá ít.
      Thế mà em biết anh CT về VN nhiều, chắc anh...nghiện cái rin rít của mùa hè?

      Xóa
    6. Nặc danh22:27 21/7/13

      Anh "tha phương cầu thực" đã 33 năm nay. Cứ 16 năm thì về một lần. Nếu so với một số người, mấy mươi năm chưa một lần tái ngộ, thì anh được xếp vào loại "nhiều" :)

      Không biết Thym em thế nào, riêng anh, Việt Nam cũng có nhiều thứ để "nghiện" lắm. Ăn ketchup hoài, ít nhiều cũng phải thèm mắm nêm chứ bộ! :)

      Xóa
    7. Ủa, cứ 16 năm mới về hả? Em có nghe nhầm không?
      Còn em tha phương cầu thực ít hơn anh về số năm, nhưng nhiều hơn anh gấp...chục lần về độ yêu nước đó. :)
      Mà anh nói nhỏ em nghe coi, cái gì ở VN là đặc sản anh nghiện nhất nào? Nói nhỏ, em nghe, không nói lại đâu.
      Ai hỏi gặng em mới nói! :D

      Xóa
    8. Nặc danh23:18 21/7/13

      Cái đặc sản của anh chắc chắn em... mê! Đó là... cạo mặt và ngoáy tai! hehehe...

      Bên này, cạo mặt và ngoáy tai bị cấm - tuy cũng có vài tiệm cắt tóc lén lút phục vụ, nhưng phải chi đến 15 Washington riêng cho hai khoản đó.

      Ở Việt Nam: 20 nghìn Cụ Hồ thôi. Tuy nhiên, không phải tiệm cắt tóc nào ở VN cũng phục vụ tốt cái khoản này. Ở Hà Nội thì anh chon một tiệm ở khu Trung Tự. Ở Đà Nẵng thí anh chọn một tiệm bên bán đảo Sơn Trà. Tuyệt cái con mèo! :)

      Ở khu Phố Cổ Hà Nội cũng có 1 tiệm ngoáy tai rất khá, gần bên nhà thờ, nhưng giá thì... trên trời! Một hôm nghe anh bạn quảng cáo, 4 anh em kéo đến, bị chém 800 nghìn / người. Cạch! :)

      Thym thích hông? Khi nào về VN thì mua vé máy bay cho anh về cùng. Anh sẽ đưa Thym tới mấy chỗ đó thử cho biết :)

      Xóa
    9. Thym thích ngoáy cái khác, hông thích ngoáy tai... Ha ha ha...

      Xóa
    10. Nặc danh23:32 21/7/13

      Đi club ngoáy mông chứ gì? Chơi luôn! hehehe...

      Xóa
    11. Ngoáy tai có gì hay, nhỡ người ta nhỡ tay cái thì thủng mất bắt đền à?
      Rồi, hai vị kể nghe còn cái chi thú vị ở VN nào?

      Xóa
    12. Nặc danh00:06 22/7/13

      Ờ, Thym hỏi đúng ý anh đó. Cỏ ui, ngoài cái món ngoáy kia, Vietnam còn cái chi thú vị nữa hông? :)

      Xóa
    13. Bộ bạn Cỏ rành hơn anh hả? :D

      Xóa
    14. Nặc danh00:24 22/7/13

      Dị nhiên rồi! Cỏ là "thổ địa" muh! Cỏ ui! Cỏ à! Ra đây hỏi cái nà! :D

      Xóa
    15. Quí vị hảo hớn làm cho em Quang tò mò quá đi thôi. Cho em hỏi tí sắc tí :
      - Khi ngoáy lỗ tai, lỗ tai hay đồ ngoáy tai sướng ?
      - Khi ngoáy mông, mông khỏe eo thon hay người dòm mỏi mệt mắt ?
      Em đang bối rối quá đi!!!! :((
      Mình đang bên bờ sông Nhuệ, cùng các bạn học nướng thịt thỏ ngon lắm.Thăm bạn Thy môi mọng tóc ngắn chân dài tý xíu. :)

      Xóa
    16. Hihi, em đang ăn trưa nè, bún sườn thôi, lấy đâu thịt thỏ nướng, lại còn bên bờ sông Nhuệ. Ghen quá đi anh Q! :D
      Hai đồng hương Quảng trả lời ngay và luôn câu hỏi của anh QT đi nha! Thym tò mò quớ! :D

      Xóa
    17. Nặc danh16:51 23/7/13

      Chiếu theo kinh nghiệm, tui thấy có sướng hay không phải tuỳ đối tượng và tuỳ... "hoàn cảnh nẩy sinh vấn đề" - cảm giác không phải lúc nào cũng giống nhau. Nếu bị bắt buộc thì... ặc! :D

      Xóa
    18. CTRP bữa nay...trả lời chưa đúng trọng tâm và chưa thành khẩn khai báo. :D

      Xóa
    19. Chính là Thym. Câu kết luận của Thym đã xoáy đúng trọng tâm của vứn đề.
      Hay là Thym đi trồng rừng phong đê. Nếu anh CTRP chả nhời ngay tâm điểm, Thym sẽ tặng cả rừng phong để anh công tử đủ làm gậy dọ đường, phới phới ngao du nhể ? =D>

      Xóa
    20. Nặc danh18:22 24/7/13

      Tui khai báo như rứa là thành khẩn lắm rồi, cớ sao quý đồng chí nỡ ép tui mần cái chuyện man khai?! :(

      Tui, CTRP, le lưỡi, quẹt nước miếng, thề: những gì tui đã khai đều là sự thật. Nếu đồng chí mô hổng tin thì tự đi ngoáy, hoặc được ngoáy, để rút kinh nghiệm. :D

      Xóa
    21. Anh cho địa chỉ , số phôn, mật mã liên lạc....để các đấng hậu sinh đây noi gương nhé!
      :D

      Xóa
    22. @Anh Quang Trần hỏi:
      Câu 1
      - Khi ngoáy lỗ tai, lỗ tai hay đồ ngoáy tai sướng?
      Trả lời:
      - Nếu đồ ngoáy tai... "đỉnh" thì cả lỗ tai, cả đồ ngoáy tai sẽ cùng "sướng".
      Câu 2
      - Khi ngoáy mông, mông khỏe eo thon hay người dòm mỏi mệt mắt?
      Trả lời:
      - Không thể trả lời được vì... cóc có hiểu câu hỏi hỏi gì :D Cỏ xin lỗi! :D

      Xóa
  4. Cũng đúng thôi mà Hè thì nhớ tới đông , chứ nếu vào đông thì còn gì nói nhớ!
    Khỏe nhé em!

    Trả lờiXóa
  5. Chào em
    Trời hôm nay nóng bức kinh người, ngồi chơi G+ mà như trong lò cừ...
    Đọc bài viết nỗi nhớ mùa đông sao thấy là lạ, thôi thì cũng góp vui vài lời vậy...
    Nhạc sĩ thật mệt mỏi, hok biết vì lý gì mà mùa THU thì cây Cầu đã gãy em nhỉ ???
    Lạm bàn cho vui nhà...
    Thân mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cũng không thích câu này, mùa thu cây cầu đã gẫy. Em thấy làm cả bài hát bị nặng nề. Cảm xúc bài hát man mác, nhẹ nhàng đang rất đẹp mà.
      Bên này đang mùa hè rất đẹp anh à. Berlin 30 độ C, đủ để mặc đồ ngắn và nếu thích thì có thể đi tắm biển.
      Nhưng tại sao lại nhớ mùa đông em cũng không biết nữa. Có thể chỉ là một liên tưởng vô tình...

      Xóa
    2. Nặc danh20:51 21/7/13

      "Mùa Thu cây cầu đã gãy": theo tui, "mùa Thu" ở đây là "dấu vết" của một cuộc tình dở dang - cây cầu đã gãy.

      "Mùa Thu cây cầu đã gãy
      Thôi đành ru lòng mình vậy
      Vờ như mùa đông đã về"


      Lòng muốn quên đi kỷ niệm, không muốn nhắc lại "nỗi buồn mùa Thu", nên tác giả phải "vờ như mùa Đông đã về".

      Tui bàn ghế như rứa có đúng hông? :)

      Xóa
    3. Em cũng nghĩ gần như thế, nhưng dẫu sao, không nhất thietsa phải nói ra một điều quá ư cụ thể như cầu gẫy, vì nó làm hỏng cả bài thơ vốn chỉ nhẹ nhàng tuyệt vời đến thế.

      Dùng nỗi nhớ mùa đông, để nói về một nỗi nhớ có thật, mà ai cũng hiểu đó là một người cụ thể, một mối tình cụ thể, theo em, là một so sánh rất lạ, rất đắt, rất duyên. Bài thơ và nốt nhạc liu riu vào hồn như cơn gió mùa mỏng mảnh mà tê buốt.
      Nhưng tự nhiên cho hình ảnh cây cầu gẫy vào, bị gượng, phí hoài cả nỗi nhớ mềm mại mà diễm lệ bên trên.
      Theo em, câu ấy làm hỏng bài hát.

      Tuy nhiên, đó vẫn là bài hát tuyệt vời, căng đầy cảm xúc...
      Ý anh Trang Chu sao ạ?

      Xóa
    4. Em vác dao bầu chém cái ghế, còn cái "bàn" để y nguyên không đụng đến :)) He He...

      Xóa
    5. Tớ cóc hiểu. Chơi khó tớ hả? :D
      Từ từ nhé. Xem nào Cỏ: Con tằm nhả ra tơ.....
      Tớ lắng nghe đây!

      Xóa
    6. Hà, tớ hâm quá, giờ tớ hiểu câu bàn ghế của Cỏ rùi, sau khi đọc lại còm của CTRP :D
      Cỏ xấu chơi, sao k bàn hả?

      Xóa
    7. Nặc danh21:33 21/7/13

      Chú Cỏ chưa ngủ à? Tính ca bài "đêm nay tớ không ngủ, ngày mai tớ ngủ bù" hay sao đây? :)

      Xóa
    8. Nặc danh22:13 21/7/13

      @ Thym:

      Trang Chu giờ này chắc đang hoá bướm, bay theo "mộng hồ điệp" rồi :)

      Theo anh, hình ảnh "cây cầu đã gãy" rất ăn khớp với 2 câu kế tiếp - như anh đã dẫn và giải ở comment trước.

      Riêng về hình ảnh "mùa Đông" thì ta nên nghĩ thoáng một chút. "Mùa đông" trong câu "Gió mùa đông bắc se long" hoàn toàn khác với "mùa đông" trong câu "Làm sao về được mùa đông".

      Một cái là nỗi cô đơn se lòng như câu thơ của Lý Bạch: Đông phong hề đông phong! Vị ngã xuy hành vân sử tây lai."

      Và cái "mùa đông" còn lại kia chính là những tháng ngày thảnh thơi cuối đời - chỉ có hình ảnh tỉnh lặng của "dòng sông đôi bờ cát trắng", và chỉ "để nghe chuông chiều xa vắng" giữa hư không tĩnh mịch.

      Kết luận: "nỗi nhớ mùa đông" của tác giả là niềm mong ước một giải thoát - để được thanh thảnh, không còn vướng bận với những kỷ niệm đau lòng.

      Đôi khi, sự cảm nhận cũng tuỳ vào tâm trạng của người nghe. Cũng cùng một bản nhạc, nhưng có lúc nghe rất dở, có lúc lại nghe rất... thấm thía. Đúng hông? :)





      Xóa
    9. Anh phân tích có lý quá. Hình như em đành phải...ngậm ngùi!
      1-0 nghiêng cho Obama. :)

      Xóa
    10. Nặc danh22:35 21/7/13

      Vậy Thym có còn ôm ấp "nỗi nhớ mùa đông" nữa hông? Có mong sớm được "nghe chuông chiều xa vắng" bên cạnh "dòng sông đôi bờ cát trắng"? :)

      Xóa
    11. Vẫn chứ anh. Em nghe bài này hoài mỗi khi đông về, hạ đến, thu sang...và lần nào cũng tưởng có ai đi ngang cửa....đang đợi mình. Chắc....ma!

      Xóa
    12. Anh ...Ma này: Lúc nào anh cũng như này thì O Thym thấy anh dễ thương cực!
      :)

      Xóa
    13. Anh dịch nghĩa câu thơ của Lý Bạch em nghe đi anh!

      Xóa
  6. Nặc danh22:48 21/7/13

    Câu này trong bài "Cửu Biệt Ly" của Thi Tiên Lý Bạch. Anh tìm được cái link này, em xem.
    http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=479

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em xem rồi ạ. Cám ơn anh. Đúng là hết sức cặn kẽ, cụ tỷ ạ.

      Xóa
    2. Sao lại... Cu Tý ạ? "Đúng là hết sức cặn kẽ, cụ tỷ..."... Ê ê Thym, Anh Trai đùng hương của tớ nghe, coi chừng tớ quánh tét mông xì dầu ra nghe hông... chớ ở đó mà Cu Tý... Giỡn quá... Giỡn quá xá... Ha ha...

      Xóa
    3. Nặc danh23:39 21/7/13


      @ Cỏ:

      Giữa Cu Tý và Cụ Tỷ, tui chọn Cu Tý - vì làm Cu Tý sẽ được ôm ấp trên tay, được cho bú, được hun chùn chụt. Sướng! hehehe...

      Xóa
    4. Ôi giời hai anh em nhà kia toàn mơ hão kìa, thảo nào gầy như que củi vì hao mỡ!
      Cu tý là cu tý, còn cụ tỷ là...cụ thể và tỷ mỉ nha, kính thưa hai cụ! :(

      Xóa
    5. Nặc danh23:53 21/7/13

      Rứa mà Cỏ dịch lung tung làm tui đây mừng hụt! Chít nghen Cỏ! :D

      Xóa
  7. Nặc danh03:35 23/7/13

    Dường như ai đi ngang cửa,
    Hay là ngọn gió mải chơi?
    Chút nắng vàng thu se nhẹ,
    Chiều nay,
    Cũng bỏ ta rồi.
    Làm sao về được mùa đông?
    Chiều thu – cây cầu…
    Đã gãy.
    Lá vàng chìm bến thời gian,
    Đàn cá – im lìm – không quẫy.
    Ừ, thôi…
    Mình ra khép cửa,
    Vờ như mùa đông đang về!
    Theo lời kể của nhạc sĩ Phú Quang thì bài thơ “Không đề gửi mùa đông” được nữ thi sĩ Thảo Phương viết cách nay gần 20 năm. Bài thơ này sau khi được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” đã trở nên rất phổ biến. Những khi ngâm ngợi một đôi dòng thơ của chị, tôi lại bất chợt khe khẽ hát…

    Biết nhà thơ Thảo Phương, tên thật là Nguyễn Mai Hương, quê huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình thì tôi càng hiểu, càng thấm hơn nỗi niềm “Không đề gửi mùa đông”. Khi chị đặt bút viết bài thơ này là thời gian chị sống tại TP Hồ Chí Minh, nơi nhạc sĩ Phạm Tuyên từng viết “Anh ở trong này không có mùa đông”. Vì thế không bỗng dưng mở đầu bài thơ, Thảo Phương viết:
    “Dường như ai đi ngang cửa
    Hay là ngọn gió mải chơi?”.

    Đấy là nỗi nhớ quê da diết mà nhà thơ nhiều năm chưa có dịp trở lại. Thảo Phương tự cho mình như một ngọn gió mải chơi, phiêu bạt đến những phương trời xa xôi. Tâm trạng của những kẻ tha hương là vậy. Càng xa, càng da diết nhớ quê. Chị có thời gian thơ ấu sống ở vùng quê bưởi Đoan Hùng nổi tiếng. Mùa thu, trong sắc nắng vàng là bưởi, thứ hương bưởi chắc theo nhà thơ đi suốt cuộc đời. Đấy là vùng quê miền trung du, những năm hòa bình lập lại trên miền Bắc sau năm 1954, là con gái, chắc chắn nhà thơ gội đầu bằng thứ nước vàng sánh, chế từ các loại lá thơm với vỏ bưởi phơi khô. Giữa đô thị ồn ã, nhà thơ càng nhớ, bởi chị dự cảm như là đánh mất thứ hương thu vàng ấy:
    “Chút nắng vàng thu se nhẹ,
    Chiều nay,
    Cũng bỏ ta rồi”.
    Và như để chắc chắn hơn:
    “Làm sao về được mùa đông?
    Chiều thu – cây cầu…
    Đã gãy”.

    Cây cầu nêu trong bài thơ là hình tượng thời gian, nhịp nối giữa ký ức và hiện tại, càng làm cho nỗi nhớ da diết hơn. Sau khắc tàn thu là mùa đông, mùa lá vàng rơi rụng. Ai đã từng ở miền trung du Phú Thọ mới biết, vào đông màu vàng là gam màu chính, sắc vàng trùm suốt không gian. Những ruộng bậc thang là màu vàng lúa, vàng khô lá xoan (miền Nam gọi cây sầu đông), vàng đến thẫn thờ hoa cúc… Trong sắc vàng ấy là sự hanh khô, sương giá, nước trên các dòng sông, ở ao làng trong thấu đáy, nói như cụ Tam Nguyên Yên Đổ đến mức “lạnh lẽo nước trong veo”. Có lẽ thế, nên Thảo Phương mới hạ bút:
    “Lá vàng chìm bến thời gian,
    Đàn cá – im lìm – không quẫy”.

    Từ không gian ấy, với hình ảnh lá vàng dù đã “chìm bến thời gian”, nhưng nỗi nhớ, hoài niệm, sự khắc khoải về quê miền Bắc không thể chìm trong tâm khảm nhà thơ. Sự “chìm bến thời gian” kia là sự một đi không trở lại. Vì thế, đàn cá trong dòng sông cuộc đời có thật im lìm, không quẫy? Viết hai câu thơ trên, Thảo Phương càng không thể giấu được nỗi lòng mình, sau khi đã đi suốt trong bể dâu cuộc đời, nên chị đã thổ lộ:
    “Ừ, thôi…
    Mình ra khép cửa,
    Vờ như mùa đông đang về!”

    Nhạc sĩ Phú Quang đã gọi hồn thơ của Thảo Phương ấy là “nỗi nhớ mùa đông”. Nhưng trên hết là nỗi nhớ quê, nhớ tuổi thơ, nhớ những người thân ruột thịt của lòng người xa xứ. Là con người, ai cũng có miền quê để nhớ, ở Thảo Phương đấy là quê hương miền Bắc, nơi có mùa đông, dù có thể lòng người rất lạnh, dù “lá vàng chìm bến thời gian” và “đàn cá-im lìm-không quẫy”, nhưng dòng sông cuộc đời chị không ngừng chảy…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh04:01 23/7/13

      Chết cửa, em quên đây là đoạn trích trên một trang thơ, hì hì...

      Xóa
    2. Anh cũng đồng ý với kiến giải này của ai đó (UD ko ghi rõ nguồn).
      Ở Nam mùa Hè, nói cho đúng là mùa mưa, hết là chuyển qua mùa nắng. Vì thế mùa thu, như chiếc cầu nối mùa hè với mùa đông đã gãy là ý nhhư thế.
      Mấy dòng giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác giả càng khẳng định kiến giải này.
      Còm của Trâu ở trên cũng cùng ý này .. nhưng viết với giọng bỡn cợt nên hơi khó nge :-?

      Còm của CTRP đưa ra một kiến giải khác. Bài thơ (bản nhạc) gợi cho CTRP liên tưởng tới những suy nghĩ như thế .. cũng rất hay. Tuy nhiên có lẻ hơi xa với ý ban đầu của tác giả - đơn giản chỉ là nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà ..

      Xóa
    3. Nặc danh18:26 23/7/13

      Cái ni là chơi ép tui rồi! Khác chi là đưa tui một đống tre và lá, biểu tui xây nhà, xây xong thì có người lại quở trách rằng sao không xây nhà cao tầng! :D

      Hoá ra bản nhạc kia là phổ từ thơ à?! So sánh lời thơ, tui đánh giá cao về tài hoa của người phổ nhạc!

      "Mùa đông" trong lời nhạc sống động và trái ngược hẳn "mùa đông" trong tứ thơ.

      Trong lời nhạc, hình ảnh "mùa đông" thật ấm áp, tuyệt vời với tiếng chuông vọng xa trên sông - lòng người thanh thản. Một "mùa đông" đáng mơ ước cho mọi kiếp người.

      Trong tứ thơ, hình ảnh "mùa đông" chỉ trần truị với con chữ diễn tả chính nó - không hề có một "chất xúc tác" nào để dẫn dắt cảm xúc người đọc về với "mùa đông"!

      Dường như ai đi ngang cửa,
      Hay là ngọn gió mải chơi?
      Chút nắng vàng thu se nhẹ,
      Chiều nay,
      Cũng bỏ ta rồi


      Lúc nắng Thu tắt tức là lúc gió Đông sang. Thế nhưng, nhịp cầu thời gian đã gãy, đất trời không thể sang Đông! Không gian vẫn ngưng đọng với hình ảnh lá vàng và ao nước trong veo của mùa Thu!

      Làm sao về được mùa đông?
      Chiều thu – cây cầu…
      Đã gãy.
      Lá vàng chìm bến thời gian,
      Đàn cá – im lìm – không quẫy.


      Vì thế, tác giả phải tự hình dung ra một "mùa đông":

      Ừ, thôi…
      Mình ra khép cửa,
      Vờ như mùa đông đang về!


      Tác giả đã gửi gắm gì trong bài thơ? Phải chăng tác giả chỉ muốn nói: "nơi đây không có mùa Đông"?

      Nếu vậy thì tác giả đã thành công - bởi trong suốt bài thơ, không hề có chút hình ảnh của mùa Đông - trong cả 2 nghĩa: bóng và đen.

      Xóa
    4. Em ăn cơm tối đã rùi vào đọc lại thơ nghe lại bài hát để hầu chuyện hai đại K và em Di.

      Đại K K của nhà mình rất có tinh thần tham chiến. Em đang muốn mời anh vào chiếu mà sợ anh đang ốm. Ai dè anh thấy mùa đông tràn về là hết cảm ngay! Hay là nhờ có lá xông em gửi qua blog cho anh đấy? :D

      Túm lại là em đi măm cơm. Còn đại K chắc đang ngủ rùi. Bên CT giờ buổi trưa? Germany đã 20h tối rồi nè.

      Xóa
    5. Nặc danh22:42 23/7/13

      Chắc là anh Khung K vừa được chích một mũi Vacine B nên hết bịnh nhanh đó muh. Phải hông anh Khung? :D

      Xóa
    6. Anh là bác sĩ chưa có giấy hành nghề đó anh RTRP? :D
      May cho bá tánh! :D

      Xóa
    7. Cỏ đã có nói trước ở trên là chỉ chém cái ghế thôi, chứ cái "bàn" thì không động đến, nhưng mà sao cứ thấy ngứa ngáy chân tay quá. Thôi, thế này... Cái bản nhạc này Cỏ nghe trước khi biết đến cái việc nó được phổ từ thơ của Thảo Phương, và nói thật thật lòng là Cỏ đã nghe nó trong một thứ cảm xúc day dứt về tình yêu lứa đôi (thì thế mới có chuyện Cỏ đem cài nó vô nơi Entry "Tháng Mười Hai..." Cỏ gõ cho Thym đọc ở trên chứ!) Và cho tói bây giờ cũng vậy. Đối với riêng Cỏ, "Nỗi nhớ mùa đông" vẫn cứ là bản nhạc về tình yêu gái trai, chứ chẳng có phải... "nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà ..." chi chi hết. Nhạc là nhạc. Thơ là thơ. Mặc dù chúng giống như một cặp song sinh, nhưng không phải lúc nào cũng cứ khăng khăng một mực quy chúng về cùng một "mẫu số" như vậy. Ở riêng trường hợp này, bài thơ đã là một tác phẩm, và bản nhạc phổ từ bài thơ đó cũng đã là một tác phẩm mới khác biệt, ít nhất là trong những thông điệp âm thanh mà nó muốn gửi đi, trong những cảm xúc của thứ giai điệu đặc thù mà nó là đại diện, mà nó muốn hướng tới...
      Cỏ-

      Xóa
    8. Uh, hôm nay Cỏ nói câu nào cũng trúng ý tớ
      Tớ cũng rưng rưng với nỗi nhớ mùa của tình yêu trai gái, chả liên quan gì đến đất nước quê hương ở đây cả. Và bài thơ k gốc mang hơi thở hoàn toàn khác với bài hát. Tớ thích bài hát vì nó hay lạ lùng, một ví von rất thơ mà k hề cũ. Còn baì thơ gốc cũng rất hay nhưng k độc bằng.
      Và cái cầu chỉ hợp lý khi ở bài thơ. Vào bài hát nó bị phô, sai chỗ, cưỡng.
      Cậu hôm nay vui hả? Viết nhanh, thoát, có hồn và...trúng ý tớ! :D

      Xóa
    9. Ha ha... Đang buồn như... "chó cắn", tức là... "buồn ngủ" í, 1 giờ rưỡi khuya rồi. Thơm bảo viết nhanh á? Thế mà Cỏ thì lại nghĩ là chậm, vì vừa gõ cho Thơm, vừa chỉnh sửa lại chút cái "bài thơ con cóc" lúc chiều ngẫu hứng viết, định là để còm-men cho bạn Hoàng Thanh Trang... :D
      Cái câu... có cái cầu í tớ nói thật cũng không ưa nổi. Tớ mỗi lúc hát toàn bỏ qua. Đúng là nó phô quá sức là phô, nó vô duyên chỏng gọng, nó cứng ngay cứng ngắc, hà hà... :)) Cả ở nơi bài thơ thì cũng thế mà thôi. "Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng..." - Tớ thích chất giọng Hà Nội của Tấn Minh hát bài này, hoặc là chất giọng của... tớ, hahaha... :))

      Xóa
    10. Thôi, tớ đi... "khò khò" đây! Thơm chúc tớ khò ngon phát nào... :D

      Xóa
    11. Đồ chảnh. Thế mà cũng đòi... Hôm nào hát tớ nghe coi ! :D
      Tớ cũng k bao giờ hát cái cầu, tớ chỉ hát đôi bờ cát trắng. Cầu nghe như cây gỗ chán ngang vô duyên chết đi được.

      Xóa
    12. Chứ không phải hát... "Giữa đôi bờ cỏ loang..." à? Hahaha... Mà tớ vừa thấy hình như là đã có thêm bâu nhiêu là Entry mới nữa hay sao í, thôi để mai tớ đọc, nhé :D
      Còn chuyện... hát- chuyện nhỏ như là con thỏ, hehe... Để đó hum lào rồi tớ sẽ "khủng bố" Cỏ Thơm nhé, hehe... :p

      Xóa
    13. Nặc danh03:25 24/7/13

      Anh Cỏ nói:"Đối với riêng Cỏ, "Nỗi nhớ mùa đông" vẫn cứ là bản nhạc về tình yêu gái trai, chứ chẳng có phải... "nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà ..." chi chi hết". Kiểu như đang thèm ly rượu, mà ai đó rót đưa một ly, uống vô thấy ngon thấy hợp lý hợp tình mà chả biết cái ly rượu ấy nó là thứ rượu gì. Chuyện cũng bình thường thôi.
      "Nhạc là nhạc. Thơ là thơ. Mặc dù chúng giống như một cặp song sinh, nhưng không phải lúc nào cũng cứ khăng khăng một mực quy chúng về cùng một "mẫu số" như vậy". Đồng ý nhận xét của anh. Thực ra có nhiều bài hát phổ y nguyên bài thơ, chỉ sửa một đôi chữ cho nên nhạc, ví dụ "Còn chút gì để nhớ"; "Lệ đá"; "Thà như giọt mưa"... vì vốn các bài thơ ấy đã tạo nên giai điệu rồi. Và cũng không ít bài hát, nhạc sĩ chỉ lấy một vài ý tưởng trong bài thơ để viết thành nhạc, điển hình như bài "Nỗi nhớ mùa đông" này.
      Và như các comments trên, chúng ta thấy giữa bài thơ và nhạc đều có chung hình ảnh "cây cầu đã gãy", nên em Di đã trích đoạn trích trên, hầu nói lên được, cả bài thơ và nhạc đều chỉ là một nỗi nhớ nhà nhớ quê.

      Xóa
    14. Nặc danh03:31 24/7/13

      @ Mr CTRP:
      "Cái ni là chơi ép tui rồi! Khác chi là đưa tui một đống tre và lá, biểu tui xây nhà, xây xong thì có người lại quở trách rằng sao không xây nhà cao tầng!"
      Ai bảo anh xây nhà cao tầng đâu hả? Đưa anh đống tre và lá, thì anh chỉ nên lợp nên một gian nhà tranh mái lá mà thôi. Ai bảo anh tưởng tượng phong phú chi? Tre và lá mà lại muốn xây nhà cao tầng, vớ vỉn!

      Xóa
    15. Nặc danh03:34 24/7/13

      À, thêm nữa, cũng chính vì nắm tre và lá ấy, cả anh Cỏ, Chị Thym, và mém chút nữa anh CTRP đã bỗng dưng ghét hình ảnh cây cầu đã gãy một cách vô lối. Có thấy mình sai chưa hả? Hì hì...
      Em chọc chơi, đừng có bực em đấy!

      Xóa
    16. @CTRP & Cỏ:
      nghe bản nhạc, đọc bài thơ, xem bức tranh .. ai cũng có những cảm nhận riêng của mình, ko ai dám bảo cảm nhận ấy sai hay đúng - tất nhiên cảm nhận ấy có được sự đòng cảm của nhiều người hay ko lại là chuyện khác.
      Vấn đề tôi muốn bình loạn tí ở đây là nên hiểu như thế nào về ẩn dụ chiều thu - cây cầu đã gảy. Có lẻ nên xác định rõ phạm vi như thế để khỏi miên man một hồi rồi chẳng ai hiểu ai nói gì - thậm chí mình chẳng biết mình đang cãi nhau về cái gì :d
      [color="blue"]Ở riêng trường hợp này, bài thơ đã là một tác phẩm, và bản nhạc phổ từ bài thơ đó cũng đã là một tác phẩm mới khác biệt,[/color] @Cỏ
      Có thể bỏ đi 5 tiếng đầu Ở riêng trường hợp này, Cỏ ko cần quá dè dặt thế.
      Khi một nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ, ông ta đã đưa cảm xúc của mình vào bài thơ, chưa kể vì lí do thuần túy âm nhạc, phải sửa đổi thêm bớt từ, thay đổi cấu trúc câu .. như vậy dù ít dù nhiều, bản nhạc và bài thơ dĩ nhiên khác nhau. Và khi nghe bản nhạc, có thể ko cần biết đến bài thơ.
      Thú thật với bài này, tôi cũng như các bạn, nghe nhạc và ko biết đến bài thơ, cho đến khi đọc còm UD - dù rằng tôi trước đây tôi cũng từng lùng sục tìm các bài thơ PQ phổ nhạc - được đâu trên dưới 30 bài, đã giới thiệu trong 5 entry, nhưng ko có bài này.
      Ko biết bài thơ, nhưng khi nghe bản nhạc, tôi cũng thắc mắc về hình tượng chiều thu - cây cầu đã gãy, thử tìm một số cách lí giải nó. và thấy rằng cách li giải như đã nói trên là ổn nhất. Rằng tác giả viết bài này khi đang ở Nam vốn chỉ hai mùa mưa nắng, từ Hè sang ngay Đông, mùa Thu như một cái chuyển tiếp transition ko có - được tác giả ẩn dụ bằng hình ảnh chiếc cầu gảy. Hình ảnh cây cầu đã gảy mạnh mẽ, làm rõ cái sự khắc khoải nhớ mong trong tuyệt vọng, và vì thế giải thích cái ý vì sao phải vờ trong vờ như mùa đông đã về. Vì vậy chê hình anh cây cầu đã gãy theo tôi là chưa hiểu ý của tác giả
      Tôi rất vui khi đọc còm của UD, biết được xuất xứ bản nhạc, hoàn cảnh sáng tác bài thơ và thấy có lẻ lí giải của mình có thể đúng với ý tác giả.
      Vấn đề là thế. rất mong CTRP hay Cỏ hay ai khác đưa ra kiến giải hợp lí hơn về hình ảnh cây cầu gãy.

      Xóa
    17. Nặc danh06:15 24/7/13

      Uí chà! Coi mòi cái "Nỗi Nhớ Mùa Đông" ni sắp biến thành "Chiến Tranh Mùa Đông" của thời WWII rồi!

      Chú Cỏ wơi! O UD gọi chú kìa. Chú làm tiên phong nghen. Đừng sợ. Nếu Chú có mệnh hệ chi, tui hứa sẽ mang xác Chú về quê. Can đảm lên nghen! Cố lên, Cỏ! Cố lên, Cỏ!

      Xóa
    18. Còn chuyện Nỗi nhớ mùa đông là nỗi nhớ gì thì tùy cảm nhận của mỗi người, tôi ko tranh luận.
      Chỉ xin nói thêm một tí về cái còm cũ.
      [color="blue"]đơn giản chỉ là nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà ..[/color]
      đơn giản: bỡi theo tôi CTRP suy diễn cao xa quá, nhưng như đã nói, dĩ nhiên CTRP có quyền :d
      nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà .. : thật ra khi viết tôi ý thức câu này thừa, chỉ nỗi nhớ nhà là đủ. Vì tôi biết phần lớn người ta lướt net, nên cái gì cũng đọc nhanh .. viết thế có thể ngui ta ko chú ý rùi hiểu ko đúng, nên thêm câu trên, hi vọng có thể giải thích rõ thêm tí ..
      Hì, nhưng hình như thế vẫn chưa đủ thì phải. :-?

      Xóa
    19. Nặc danh06:37 24/7/13

      Há há, dù là chiến tranh hay nỗi nhớ, cái nào cũng sẽ khắc sâu vào tim ta những kỉ niệm vui buồn.
      Em không đủ năng lực làm anh Cỏ phải bị mang xác về quê. Cũng như không đủ trình để làm cho ai đó sợ.
      Biết hai anh từ lâu, giang hồ vẫy vùng, em phận nữ nhi quần hồng, chỉ dám thỏ thẻ với các trang hảo hớn đôi ba thiển ý.
      Mà anh Cỏ này, em cũng nghĩ em hát bài này có lẽ hay hơn Tấn Minh (?!) và hay hơn anh Cỏ. Hã hã...
      Nhất là khi đã vô một ngụm đủ cay nồng.
      Nhà chị Thym có chai rượu nào không nhỉ?

      Xóa
    20. @CTRP: mới cải nhau với CTRP bên nhà PĐ nhé hihi :d

      Xóa
    21. Nặc danh17:52 24/7/13

      @ Khung K:
      Trước khi nâng "chén hồ trường" bên nhà anh Phu Doan, CTRP xin rạch ròi dăm câu với cái "Chiến Tranh Mùa Đông" ni trước.

      Trước hết, CTRP nhất trí với quan điểm của đ/c Cỏ: trong trường hợp "Nỗi Nhớ Mùa Đông, bài thơ và bản nhạc là 2 tác phẩm khác nhau. Hoàn toàn khác nhau. Khác nhau từ hình ảnh "mùa đông" và "mùa thu cây cầu đã gãy", tới ngữ cảnh và nội dung.

      Trong 2 comments trước, CTRP đã phân tích rất rõ ràng sự khác biệt đó - theo cảm nhận của riêng mình.

      Nói cho cùng, phân tích một tác phẩm nghệ thuật như "Nỗi Nhớ Mùa Đông" cũng là một thú vui. Tuy CTRP đang bận rộn với 1001 công việc, nhưng sẽ tranh thủ bàn ra tán vào với mọi người góp vui. Bây giờ CTRP xin phép đi nâng "chén hồ trường". Catch you all later! :D

      Xóa
    22. Nặc danh18:06 24/7/13

      @ O Uyên Di:
      Trước hết, cho CTRP tui tuyên bố một câu, rằng: sinh tui ra là cha mẹ, hiểu được tui thì chỉ có một O Uyên Di! :D

      O nói đúng lắm lắm! Vật liệu chi thì xây kiểu nhà nấy. Ai đời, giao cho tui một đống tre và một đống lá mà bắt tui xây một toà cao tầng thì quả là... hiếp người quá đáng! :D

      Rứa hỉ! Tui đi uống rượu, tạm bàn giao cái "Winter War" này cho đ/c tiên phong Cỏ. Mong O nương tay - giơ cao... vuốt nhẹ - kẻo mất công tui phải mang xác đ/c Cỏ về quê. :D

      Xóa
    23. Là tại vì sư huynh bị bệnh nghề nghiệp bị cầm tù trong cái gọi là "sờ tri chướng" lẽ đời lưu thuỷ hành vân.thiên biên vạn hoá,kiếm ý thắng kiếm chiêu . . tui tập đc 1 thế vỏ chờ đối thủ đánh. . .kg ngờ đối thủ đánh đòn kg như tôi muốn. . .thế là tui nói: mầy đánh sai tao kg chơi , , ,thiện hạ cười tui
      Ngô viết Thụ đội mồ sống dậy than :lá tre thì tuỳ cơ ưng biến kg cần nhà cao tầng, chưa chắc đã bằng hàng cao cấp ,mây tre lá 1 thời ở thị trương Châu âu đấy thui

      Xóa
    24. Đây là cuộc chiến ngọt ngào nhất từ xưa đến nay mà Thym được chứng kiến! :)
      Mọi người đều yêu mến bài hát cũng như nhạc sĩ. Yêu mến mùa đông. Yêu mến kỷ niệm. Đều là những tâm hồn biết nương náu, nâng niu...dù cảm nhận mỗi người mỗi khác nhau!

      Cỏ: Nếu bạn phải bỏ xác nơi đây dù vì nất cứ lý do nào, Thơm sẽ tết tặng bạn một vòng hoa bằng tất cả những cây cỏ trong khả năng cao nhất của Thym. Trừ việc phi phải...đi mua! :D
      Trường hợp bạn không anh dũng hy sinh thì sẽ bị phát. Hát cho Thym nghe tất cả các bài hát về cỏ. Và tất nhiên, nỗi nhớ mùa đông không được trốn! :)

      CTRP: Anh xây nhà kiểu gì em cũng thấy ổn. Vì tinh thần thi đấu của anh rất chót vót dù không dược giải. Em mời anh sang Đức xây nhà cho cộng đồng bên đây nhé. Mọi người sẽ thích lối thiết kế rất phóng khoáng của một KTS đầy sáng tạo một cách tuyệt vời như anh!

      UD: Bài thơ tư liệu của em làm chị Thym choáng. lần đầu tiên chị mới biết đến một điển tích hay như thế! :)
      Và ôm em rất chặt vì lời góp ý đúng lúc với bạn Trâu. Thym cũng thấy sao đó nhưng lại không nghĩ là mình phải nói ra vì nghĩ bạn tự biết.
      Chị tặng thưởng cho em một đôi giầy cỡ 37, cao 10Cm, để em làm cho bọn mày râu phải ngước lên nữa nha! :D

      Trâu: Tớ hết ghét cậu. Nếu cậu chuyển sang gọi tớ và UD là chị như gương em KT thì...tớ sẽ có bằng khen đợt 2!
      Nói nhỏ, tớ không nhầm khi tặng cậu bông hoa trinh nữ đúng không? :D

      QT: Em đã làm đủ các nghề vặt hoa, nhổ cỏ, đốt rừng, gây chiến tranh mùa đông...Nhưng nghề trồng phong gây rừng em chưa thử ạ!
      Đề nghị anh làm mẫu để em noi gương!

      Đại K: Anh hết cảm chưa ạ? Anh còn yếu đừng ra gió, nhất là gió mùa anh nhé. Anh mà cảm lại là nặng lắm. Ka không đành lòng đâu à nha! :)

      Tôi yêu các bạn. Các bạn thân yêu a! >:D< >:D< >:D< >:D<

      Xóa
    25. Ha ha... @Em Uyển Di nè, anh Cỏ không có làm chiến tranh với em làm gì, và nói chung, không nên tiến hành chiến tranh với... phụ nữ, tự cổ chí kim người ta chỉ có vì phụ nữ mà phải tiến hành chiến tranh thôi, và nói chung, theo anh nghĩ, nếu như bất đồng quan điểm với phụ nữ thì tốt hơn hết là... bắt phụ nữ nhốt lại, hoặc là bắt bỏ tù, chứ chiến tranh làm gì cho nó... mỏi mồm, hehe... :))
      Chuyện bản nhạc (là nói bản nhạc không thôi nghe, cụ thể là nói tói phần lời của bản nhạc, chứ không nói chi tới bài thơ...)
      ...
      Dường như ai đi ngang cửa.
      Gió mùa đông bắc se lòng
      Chút lá thu vàng đã rụng.
      Chiều nay cũng bỏ ta đi.

      Nằm nghe xôn xao tiếng đời.
      Mà ngỡ ai đó nói cười.
      Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy.
      Giờ đây cũng bỏ ta đi...
      Uyển Di nghe lại chút và chú ý tới mấy cái ca từ sau... "Chút lá thu vàng đã rụng.
      Chiều nay cũng bỏ ta đi." Nếu kiến giải theo cách của em và anh đại ca Khung vè nỗi nhớ quê nhà quê hương đã bỏ lại ở miền Bắc, thì phải hiểu như thế nào cái câu "Chiều nay cũng bỏ ta đi." Lá thu vàng chiều nay cũng bỏ ta đi chứ, chứ có phải ta bỏ mà đi tha phương lưu lạc vào Nam đâu? Tiếp tục theo cái logic ấy... Ta nghe câu "Nằm nghe xôn xao tiếng đời.Mà ngỡ ai đó nói cười." Cái "ai đó" này rõ ràng là một dạng-thứ "ai đó" đặc biệt lắm, chứ quyết không phải dạng-thứ "người cùng quê, người đồng hương" đã xa lâu nơi đất Bắc ấy đâu, người đồng hương thì làm gì mà phải nhớ nhung tới cỡ đó chứ... Tới cỡ "Mà ngỡ ai đó nói cười"... Đã biết rằng trong trường hợp này, bài thơ với bản nhạc hoàn toàn là hai tác phẩm nghệ thuật khác nhau, sao lại cứ phải máy móc và giáo điều đem cái tinh thần, cái cảm xúc chủ đạo của bài thơ mà gán nhằng vô cho bản nhạc một cách đầy khiên cưỡng như vậy? Cái ông tác giả nào đó mà em Uyển Di trích dẫn ông chắc cũng không phải là... Thánh, ông chắc cũng người thường như chúng ta thôi, và hẳn nhiên những lời của ông nói hoàn toàn không có phải là chân lý duy nhất đúng. Mỗi người nghe bản nhạc phải nên có những cảm nhận của riêng của mình chứ, chứ cứ nói theo ăn theo là sao? Cảm nhận riêng của anh Cỏ là như vậy, và anh Cỏ sẽ "bảo thủ trì trệ" cho tới lúc nào... "anh dũng hy sinh" như lới Thym nói thì mới thôi, hehe...
      Đùa vui chứ, chỉ là một ý kiến nhỏ nhỏ, còn nếu nói cho hết những điều cần nói thì e cái chỗ này của Thym... chật hẹp quá :D Quý vị chắc không lạ gì Ca khúc "Khúc Thụy Du" của Nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ của Du Tử Lê phải không? Một trời một vực... Một đằng là những cảm thức về chiến tranh, sự tàn khốc và đau thương mất mát của chiến tranh... Một dằng là những cảm xúc tình yêu giá trai thuần túy... Thơ với nhạc nó tréo cẳng ngỗng tới mức Du Tử Lê đã há hốc mồm ngạc nhiên khi lần đầu nghe "Khúc Thụy Du"... Hà Hà... Và như tất cả chúng ta cùng biết đấy thôi, cả bài thơ "Khúc Thụy Du", cả ca khúc "Khúc Thụy Du" đã cùng song hành mãi với nhau mà đi vào bất tử... Cười! :D
      P/s: Còn cây cầu đã gãy đó... Nói tới làm gì... Đã không thích thì còn lấy đâu ra hứng thú mà xét, mà bàn, mà luận chứ... Hix hix

      Xóa
    26. Ngủ ngon đi nhóc. Tớ cũng ngủ đây.
      :)
      Mai oánh nhau tiếp. rất ngọt ngào dù man trá. :D

      Xóa
    27. Nặc danh03:06 25/7/13

      @ Trâu sứt mũi:
      CTRP tui chưa bao giờ "bị bịnh nghề nghiệp" à nghen! Tui chỉ hành xử theo chuyên môn thôi. :)

      Như tui đã cằn nhằn trước đây: đưa tui vật liệu chi thì tui xây nhà theo vật liệu nấy. Đưa tui bài hát thì tui "xây nhà" theo "vật liệu" bài hát. Đưa tui bài thơ thì tui "xây nhà" theo vật liệu bài thơ. Chỉ rứa thôi. Đơn giản đơn!

      Quý chư vị suy nghĩ cái kiểu chi mà nỡ trách tui răng không "xây nhà" như bài thơ - trong khi đưa tui "vật liệu" bài hát?! Rõ ràng là bài thơ và bài hát là hai "vật liệu" khác nhau mà!

      Còn chiện dzõ thực, kiếm ý mí kiếm chiêu. Nói thiệt với Trâu, tui đây cũng có học dzõ thực - lên tới đệ nhất đẳng đai... nịt. Tinh thông, cao cường lắm lắm! Nhưng mục đích họ dzõ của tui không giống như của Trâu mô!

      Nhớ ngày nhập môn, sư phụ tui căn dặn rằng: học dzõ là để rèn luyện thân thể cường tráng, gân cốt vững vàng, để tự vệ, để khỏi bị mí O vật ngữa ra giữa đồng. Học dzõ không phải để bày mưu tính kế hại người! Rứa đó. Tui ghi nhớ lời sư phụ.

      Ai đời, học dzõ kiểu như Trâu - bày mưu tính kế hại người - bị chúng cười là đúng rồi! Nhưng mà không răng mô! Quay đầu là "ngan nặng". Trâu nhớ! :)

      Xóa
    28. Nặc danh03:46 25/7/13

      @ Khung K:

      Căn cứ theo cái nhận xét này của anh:

      "Bài thơ (bản nhạc) gợi cho CTRP liên tưởng tới những suy nghĩ như thế .. cũng rất hay. Tuy nhiên có lẻ hơi xa với ý ban đầu của tác giả - đơn giản chỉ là nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà".(!!!)

      Ý anh muốn nói là nhận xét của CTRP, về cái ý của bản nhạc (của Phú Quang) không đúng với ý của bài thơ nguyên thuỷ (của Phương Thảo)?!?!

      Có phải ý anh muốn nói rằng bài thơ và bản nhạc là cùng một ý - tức là khi phổ nhạc, Phú Quang vẫn giữ nguyên cái ý của Phương Thảo đã gửi gắm trong bài thơ?

      Đâu. Anh thử viết vài dòng phân tích và chứng minh cái "nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thuở nào nơi quê nhà" được thể hiện ở những điểm nào trong bài hát cho anh em xem được không?

      CTRP rất rất ngạc nhiên với cái nhận xét của Khung K anh à nghen! :D

      Xóa
    29. CTRP nếu đọc kỉ các còm của tôi một tí thôi thì hẳn sẽ ko có những ngạc nhiên, hay hỏi những câu như thế :-?
      Thực ra chính tôi mới ngạc nhiên sao CTRP lại có thể hỏi những câu như thế nhỉ ?
      Hì, thôi được, tôi xin trích lại một câu trong còm trên hầu CTRP vậy:
      Khi một nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ, ông ta đã đưa cảm xúc của mình vào bài thơ, chưa kể vì lí do thuần túy âm nhạc, phải sửa đổi thêm bớt từ, thay đổi cấu trúc câu .. như vậy dù ít dù nhiều, bản nhạc và bài thơ dĩ nhiên khác nhau. Và khi nghe bản nhạc, có thể ko cần biết đến bài thơ.
      Đây nữa
      nghe bản nhạc, đọc bài thơ, xem bức tranh .. ai cũng có những cảm nhận riêng của mình, ko ai dám bảo cảm nhận ấy sai hay đúng - tất nhiên cảm nhận ấy có được sự đòng cảm của nhiều người hay ko lại là chuyện khác. .
      Xin nói thêm cho rõ:
      Tôi có quen một đứa mỗi lần nghe bài này là khóc tồ tồ. Lí do là vì nghe bản nhạc, nó liên tưởng đến cô bồ cũ tên Đông đã bỏ nó đi lấy chồng, rùi xúc động. Chẳng ai dám nói cx của nó khi nghe bản nhạc là sai cả.
      Nhưng nếu muốn tìm hiểu bản nhạc một cách nghiêm túc, thì ko thể vì một hai từ gì đấy mình ko thích thì mình ko thèm xét. :-?
      Và như chúng ta đã được dạy từ thời còn học phổ thông, cần phải tìm hiểu xuất xứ, tác giả, v v .. Việc em Di tìm được bài thơ mà PQ dựa vào phổ nhạc rất quí để giúp ta hiểu thêm về bản nhạc.
      Ở đây, cụ thể là câu hỏi ban đầu của một bạn:
      [color="blue"]Nhạc sĩ thật mệt mỏi, hok biết vì lý gì mà mùa THU thì cây Cầu đã gãy em nhỉ ???[/color]
      Trọng tâm ở đây, với tôi là lí giả cái ẩn dụ cây cầu gãy, còn chuyện cảm xúc như nào, bản nhạc ấy nói gì thì tùy từng người, tôi ko tranh cải vì thật ra chả có cơ sở gì để tranh cãi - chỉ là những phán đoán vu vơ dựa trên những ấn tượng đầy cảm tính ..
      Nên xin trả lời câu hỏi của CTRP: Anh thử viết vài dòng phân tích và chứng minh cái "nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thuở nào nơi quê nhà"
      Tôi sẽ ko viết vài dòng, vì vài dòng ko đủ. Viết đủ, và viết nghiêm túc thì thú thật tôi ko có thời gian, và cũng ko có nhu cầu. Tôi chỉ xin nói thêm tí như này: nỗi nhớ nhà, ko chỉ là nhớ cái nhà, dù là nhà lầu. mà là nhớ cái gắn với cái nhà ấy .. là những kỉ niệm, những con người ,, tôi không loại trừ trong nỗi nhớ ấy có người yêu cũ hoạc đương nhiệm, có cô vợ hay anh chồng .. nhưng những điều ấy chỉ là những cảm nhận vu vơ cảm tính, vì bóng người đi qua cửa, ai đó nói cười .. được nhắc đến trong bản nhạc rất có thể là người mẹ người em, hay người bạn thủa ấu thơ .. Chả có cơ sở gì để khẳng định, vì vậy tôi viết nỗi nhớ nhà phần sau thực ra như cũng đã nói, hơi thừa, nhưng vẫn thêm vào vì biết rất nhiều người lướt nét như lướt sóng .. chả để tâm nếu ko đủ dài :d

      Xóa
    30. Hai đại K không làm Ka buồn nhé.
      Em nhớ hồi đi học thầy giáo trẻ đi thực tập lớp em cho một đề văn thế này:
      Em liên tưởng đến điều gì đầu tiên khi đọc mấy câu thơ này:
      Chiến trường như cái cối xay
      hai đứa mình như hai cái tai
      đuổi nhau hoài mà không gặp.


      Một đề bài rất ngộ nghĩnh và lạ của một thầy giáo trẻ. và khi thầy trả bài, cả lớp được một phen ngạc nhiên khi thầy không hề cho điểm mà chỉ đọc to bài cảu các bạn lên cho cả lớp nghe.
      Mới biết cảm thụ thơ văn là vô cùng, trí tưởng tượng là vô tận, không ai giống ai.
      Bạn thì bảo gợi nhớ đến chiến tranh, bạn bảo nghĩ đến cái đèn kéo quân. Bạn khác toát mồ hôi vì nhớ đến cối gạo phải xay cho mẹ...
      Nên Ka thấy thú vị vô cùng khi đọc còm cả mọi người, nhất là của CTRP. Nó hơi khác với cảm xúc của Ka nhưng rất thuyết phục. Anh K và bé UD có vẻ trùng ý tưởng về một tình thân ái gắn bó hơi hướng quê nhà. Còn bạn Cỏ và Thơm lại chỉ nghĩ đến nỗi man mác nhớ người xưa...

      Bản tình ca đọng lại ở một cảm nhận đẹp của những cảm nhận khác nhau, không thể biến nó thành chiến tranh mùa đông. Bản tình ca sẽ không vui nữa đâu...

      Xóa
    31. Thym thân!

      Ai đã từng thảm thiết đau thương mất mát trong chiến tranh {vốn sống) như. . "Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. .(PMT) (lần thứ ba chắc ngất hoặc chết nên kg khóc đc nữa!!!) " rồi ". . Một chiếc xe tang. Trái mìn nổ chậm .Người chết hai lần. Thịt da nát tan. . "(TCS) v.v..
      Một đề bài rất ngộ nghĩnh. . .của một thầy giáo trẻ: .chỉ cần 1 câu "Chiến trường như cái cối xay" thôi, cũng đủ xay nát những trái tim còn đập nhưng rướm máu vì tổn thương .
      Trâu kg có được 1 trái tim vĩ đại đến thế, nhưng vẫn liên tưởng đế sự tàn khốc như Hamburger hill (1 bộ phim Mỹ về CTVN)
      Chỉ là 1 ý đề góp vào sự liên tưởng.

      Xóa
    32. Đó, ngộ nghĩnh chính là chỗ ấy!
      Trâu thì với trái tim nhân hậu đã kinh qua chiến tranh dù là người chứng kiến hay tham chiến, bạn thấy nó thảm khốc, tàn nhẫn, xay mòn đến mỏi mệt..
      Còm Thym, chỉ thấy hình ảnh hai cái tai của cối xay thôi đã thấy ngộ nghĩnh, buồn cười. Bởi vì đề bài thấy ra là: Em liên tưởng đến điều gì đầu tiên khi đọc câu thơ ấy? thầy yêu cầu đi yêu cầu lại là: Phải nói thật, không được phân tích dài dòng. Lớp Thym hồi đó là lớp thử nghiệm và bài văn giống như một bài Test cho một chuyên đề. Nên tính Đảng, tính nhân dân gì đó không được tính đến. Cái quan trọng nhất là: Thật.
      Thym không biết gì về chiến tranh. Cũng không xem những bộ phim đẫm máu vì nặng nề lắm.
      Mình thích cái còm này của Trâu. Cám ơn bạn nha!

      Xóa
    33. Nặc danh06:04 26/7/13

      "Hai đại K không làm Ka buồn nhé", hì hì, "đại ca" thì chỉ một vị thôi chị Thym ơi. Truyện chưởng môn phái nào cũng chỉ có 1 đại ca và các sư huynh đệ. Đại ca trong một số trường hợp phải thay thế cả sư phụ để điều hành môn phái.
      Còn chị Thym mà kêu cả hai người là "đại ca" thì chị Thym phải theo tới hai môn phái lận đó, nguy hiểm lắm. Truyện trinh thám gọi là điệp viên hai mang. (Mà những cô thủ vai này thường rất đẹp và quyến rũ chết người, hã hã, đúng không anh Cỏ?)

      Xóa
    34. Nặc danh06:31 26/7/13

      @ Khung K.

      Vâng. CTRP tui có đọc thấy Khung K anh viết rằng:

      "Khi một nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ, ông ta đã đưa cảm xúc của mình vào bài thơ, chưa kể vì lí do thuần túy âm nhạc, phải sửa đổi thêm bớt từ, thay đổi cấu trúc câu .. như vậy dù ít dù nhiều, bản nhạc và bài thơ dĩ nhiên khác nhau. Và khi nghe bản nhạc, có thể ko cần biết đến bài thơ."

      Và khi nhìn theo con chữ của Khung K anh: "khi một nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ, ông ta đã đưa cảm xúc của mình vào bài thơ"... "như vậy dù ít dù nhiều, bản nhạc và bài thơ dĩ nhiên khác nhau", CTRP tui đã tự nhủ lòng mình rằng Khung K anh đã nhìn ra sự khác biệt giữa bài thơ của Phương Thảo và bản nhạc của Phú Quang.

      Nhưng... CTRP tui cũng có đọc thấy Khung K anh viết rằng:

      "Bài thơ (bản nhạc) gợi cho CTRP liên tưởng tới những suy nghĩ như thế .. cũng rất hay. Tuy nhiên có lẻ hơi xa với ý ban đầu của tác giả - đơn giản chỉ là nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà"

      Sau khi dò lại 2 cái comments của mình, một cho bản nhạc của Phú Quang và một cho bài thơ của Phương Thảo, CTRP tui đã gãi đầu ngạc nhiên! Quái lạ! Một tay thì Khung K anh viết "dù ít dù nhiều, bản nhạc và bài thơ dĩ nhiên khác nhau", và một tay kia thì Khung K anh lại viết (cả bài thơ và bản nhạc) "đơn giản chỉ là nỗi nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm thủa nào nơi quê nhà"!!! Hoá ra, Khung K anh "viết bằng hai tay"!!! :D

      Thảo nào! Lúc bên nhà CTRP, một tay Khung K anh ra sức bảo vệ cái khuôn BTB, và một hai ba bốn khẳng định rằng phải "nhị tứ lục phân minh". Trong khi tay kia thì Khung K anh viết "khi làm thơ, người ta không cần phải theo luật, miễn nghe xuôi tai là được"!!! Rõ ràng là Khung K anh luôn luôn "viết bằng hai tay"!!! :D

      Nhớ khi xưa, sau bao năm ngược xuôi thuyết pháp, khi bước đến ngưỡng cửa Nát Bàn, Đức Phật Thích Ca đẵ phán một câu tỉnh queo: "Suốt 49 năm nay, ta đâu có nói điều gì!"

      Nay, sau khi đọc biết bao nhiêu mớ chữ của Khung K anh, CTRP tui cũng muốn phán một câu, rằng: "Từ đầu đến cuối, Khung Đại K chưa hề viết chữ nào!" :D

      Nam-mô-a-di-đà... nẽng! Nam-mô-a-men!

      Xóa
    35. @Uyển Di: "(Mà những cô thủ vai này thường rất đẹp và quyến rũ chết người, hã hã, đúng không anh Cỏ?)" - Anh Cõ nõ có biết rì..., hã hã...

      Xóa
    36. hai anh em nhà ni tung hứng như ri, tui nỏ biết chi! :(

      Xóa
    37. @Uyển Di: "Mà anh Cỏ này, em cũng nghĩ em hát bài này có lẽ hay hơn Tấn Minh (?!) và hay hơn anh Cỏ. Hã hã...
      Nhất là khi đã vô một ngụm đủ cay nồng.
      Nhà chị Thym có chai rượu nào không nhỉ?"
      Nhà chị Thym có chai rịu nầu đó không, hã hã... (Anh Cõ đang quát to lắm đấy em Di ạ! Nháy mắt! :D) Nếu không có thì đi ngay ra siêu thị mua... "một thùng" về đây để anh Cõ vứi em Di vừa ún rụ vừa... song ca thi đua cái "Nỗi nhớ mùa đông" cái coi. Anh Cõ sẽ chứng minh cho em Di thấy Tấn Minh là "đồ bỏ", còn em Di là... "đồ thua anh Cõ", hã hã...

      Xóa
    38. Rượu nhà tớ lúc nào cũng sẵn, mỗi tội không có bia thôi. Vang đỏ, trắng, Gin-tonic hay...?
      Em Di khi nào sang Mỹ định cư thì qua Bln cũng gần lắm. Còn bạn Cỏ khi nầu qua Đức thăm Hà My, San, HP...ghé qua Thơm sẽ được mời rượu bất cứ khi nào!
      Và đừng có mà trốn hát đó nha. Thym thích hát với bạn bè lắm. Nhất là hát cho mình tớ nghe thì tớ ngất lun! :D

      Xóa
    39. "Nhất là hát cho mình tớ nghe thì tớ ngất lun! :D" - Máu cái này lắm rồi. Sẽ được tự do muốn làm rì thì làm, hehe... Chứ mà từ xưa tới giờ tớ hát hoài chưa thấy có ai... ngất, hehe... :))

      Xóa
    40. Ha ha, không tập trung vào chuyên môn thì làm sao tớ cảm được. Mà cảm đã không thì ngất kiểu gì, hỡi Cỏ? :(
      Khi hát, người ta phải thả hết hồn vào bài hát. Cháy lên, vắt kiệt, lên đồng và thăng hoa. Cỏ có hát thế bao giờ chưa?
      Mà Cỏ hát qua sóng viễn thông bao giờ chưa?

      Xóa
    41. Nặc danh04:44 6/8/13

      Anh Cỏ... đúng khôn luôn á. Chị Thym coi chừng dính bẫy anh í đó.
      "Anh Cõ sẽ chứng minh cho em Di thấy Tấn Minh là "đồ bỏ", còn em Di là... "đồ thua anh Cõ", hã hã...", mơ!!!!
      Em Di sẽ chứng minh anh Cỏ là "đồ Cỏ", hẳn luôn. Hã hã...
      Cho em chai Whisky, một gói Kent, chị Thơm-Ka-Thym. Để em xử anh Cỏ ngất trên cành quất. Tha hồ chị muốn làm chi thì làm, hã hã...

      Xóa
    42. Nặc danh05:11 6/8/13

      Anh CTRP ởi,
      Em Di thấy anh CTRP thuộc tuýp một là một hai là hai, không lộn xộn, điều này em quánh giá rất cao vì nó nói lên được anh thuộc môn phái nào. Rất rõ ràng, phân minh.
      Có cái là, cuộc sống nếu cố gắng cho rõ ràng phân minh thì rất tốt, nhưng nhiều khi nếu mình cứ thẳng đuột mà đi thì sẽ dẫn đến khiên cưỡng và cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt và uyển chuyển, thành ra độ tinh tế sẽ giảm còn bé tẻo tèo teo. Nhiều người đến khi đã đủ tuổi trải đời, vẫn cứ là thiếu tinh tế, dù uyên thâm bác học cỡ nào, vẫn cứ thấy người đó thiếu thiếu...
      Như hôm anh bảo đưa anh cỏ lá bảo anh xây nhà gì gì đó, em đã thấy khiên cưỡng rồi í...
      Nói chân phương, anh CTRP cấm có giận, anh mà giận, thì em nại bẩu anh khiên cưỡng và cứng nhắc nữa đới, dù sure rằng, đàn ông mà không "cứng nhắc" cũng là "đồ bỏ", phởi không anh Cỏ?

      Xóa
    43. Tình hình là anh Cỏ đã ngất trên cành quất từ khuya oỳ. Chị Thơm-Ka-Thym mãi sao hông thấy làm chi, hã hã... :))
      "... đàn ông mà không "cứng nhắc" cũng là "đồ bỏ", phởi không anh Cỏ?" - Hông phải. Hông "cứng nhắc", nhưng mà cứ "cứng ngắc" là được, là... ô sờ kê quả cà dế dê... Hê Hê...!!

      Xóa
    44. Nặc danh09:41 6/8/13

      Cỏ anh đúng thực tế.
      Nhẽ chị Thym không nàm giề, để anh í ngất... sừng sững thế hả?

      Xóa
    45. Là vì chưa biết trả Cỏ về đâu? Bên blog ĐHM, MK, HL hay....địa chỉ nào khác. Đây đâu có chịu trách nhiệm về Cỏ.
      Cỏ dễ chết mà cũng sống dai, như cỏ. Nay cứng mai gục mốt lại hồi mấy đỗi. Kệ hắn đi.
      Cỏ dại quen nắng mưa
      Làm sao mà giết được.

      Nhổ cỏ tưởng dễ mà mệt lắm. Nên chăng, hãy chung sống một cách hòa bình. :D

      Xóa
  8. Cảm nhận tác phẩm nghệ thụt bất kỳ kề cả nghệ thut thứ 8 hehe
    Tuỳ vào văn hoá ,vốn sống,tình cảm. . như lá sự đồng sáng tạo . .
    con chữ, bức tranh,thước phim. . chỉ là kg gian 2 chiều tương tác với người cảm thụ thành sản phẩm 3 chiều : đẹp-xấu hay- dở thích-ghét v.v. . tuỳ. . Cái này hình như mỹ học gọi là quan hệ thẩm mỹ thì phải. . Điều tui thú vị là nó mần cho kẻ đông bắc người tây nam gặp nhau y như bị sức hút của , , , lỗ đen zậy hehehe
    Mai này xa. . . Nỗi nhớ mùa . . .đông người còm vẫn đọng lại. . .
    Có vote công khuấy đục phong trèo cho tui kg Thym? hehehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh11:01 24/7/13

      Đề nghị anh Trâu bổ sung thêm chút kỹ thuật đánh văn bản dùm xí, dễ còn hơn ăn kẹo. Anh nói những thứ rất chi là... nghệ thuật, những việc cao to bệ vệ mà type nhìn... khó coi quá hà.
      Giúp mấy cái cơ bản nè:
      1- Sau dấu phẩy, cách ra rồi mới type tiếp.
      2- Văn viết văn nói là khác nhau, có thể pha văn nói vô một tí chút, nhưng không nên lạm dụng, nhất là việc nói trại, nói lái, nếu lạm dụng quá có khi gây phản tác dụng.
      3- Triển khai một ý nào đó, có thể dùng ba cách: diễn giải, quy nạp, song hành.
      Cho nên những khi anh viết nghiêm túc, em thấy anh đáng yêu biết bao. He he...

      Xóa
    2. Cám ơn UD nhìu !
      thú thiệt tui mới vô mạng thui (từ ngày sứt mũi) IT thì tự mó còn nhiều điều đáng học hửi UD lắm !

      Xóa
    3. [color="blue"]Tuỳ vào văn hoá ,vốn sống,tình cảm. . như lá sự đồng sáng tạo . [/color]@Trâu
      Chính xác. Thật ra không đợi nhạc sĩ phổ bài thơ mới làm nên một tác phẩm mới, mà bài thơ khi qua tay một người đọc, nó đã thành một tác phẩm mới - vì thực sự nó đã ko gống với tác phẩm ban đầu của tác giả.
      Đây là khái niệm liên văn bản ..
      ---

      Hoan hô sự thẳng thắn của em Di. Trong đời sống đôi khi vì những lí do chẳng đặng đừng, buộc phải dùng uyển ngữ.
      Còn trên mạng anh ủng hộ thái độ của em, thấy gì mình cho ko đúng thì thẳng thắn nói ra, nếu được kèm đề nghị sửa đổi. Nge được thì tốt, ko được thì cải. Ko chịu được thì thôi, đường ái nấy đi, chả phiền gì nhau ..
      Càng hoan hô thái độ của Trâu. Bị phụ nữ chê ko tự ái cãi chày cãi cối, thẳng thắn nhận khuyết điểm, rất đáng phục =D>

      Xóa
  9. Cái tôi + nặng quá thì , , ,tội
    Cái ngã mà nặng quá thì . . .chấn thương . . . năng
    ôm chi mấy cấy nớ cho cực hè
    "Những hẹn hò ngày xưa khép lại thân nhẹ nhàng như mây.. . ."hehehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khép làm gì, cứ mở. Nhưng hẹn ..kin kín thôi. Ai biết mô mà chọc? :D

      Xóa
  10. Kính gửi hai anh! (hai anh tên gì thì thì tự...điền vào chỗ trống ạ!)

    Thể theo góp ý của một số bloger, Thymka em mở lại "Nỗi nhớ mùa đông" để các anh tranh luận ạ.

    Mai em không có nhà, các anh tự trông nom blog hộ Thymka nhé! :)

    Trả lờiXóa
  11. "Uyển Di nghe lại chút và chú ý tới mấy cái ca từ sau... "Chút lá thu vàng đã rụng.Chiều nay cũng bỏ ta đi"
    . Nếu kiến giải theo cách của em và anh đại ca Khung vè nỗi nhớ quê . . . . ."
    Bi ziờ tui cũng đã tưng tưng, tư dưng muốn tranh với cái luận của anh Cỏ :
    "Chút lá thu vàng đã rụng.Chiều nay cũng bỏ ta đi" Sao chúng ta kg liên tưởng đến "chiếc lá cuối cùng" của O. Henry nhể?
    Niềm hy vọng rụng rồi có khác chi cây cầu gãy nhể.? . .
    Còn chuyện bỏ ta đi hay ta bỏ đi là logic hình tượng trong thế giới riêng của mỗi người . . .
    Ngoa ngôn, thậm xưng hay hàm nồ là tuỳ. . .
    'Ngày xưa tui có viết : Dòng Hương đã bỏ ta đi cuốn theo mái tóc thề vương vấn. . . Kỳ thực thì tui phải xa Huế để làm nhiêm vụ, và công an chẳng bắt tui vì viết như rứa hehehe
    Lục "cơm nguội" 1 chút cho . . .zui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh04:58 6/8/13

      Nói chớ hồi cái bài Nỗi nhớ mùa đông mới ra ràng và có trong karaoke, em Di hát suốt mà có quánh chít em cũng chả thấy cảm xúc yêu đương nào ở trong này. Ngẫm từng câu từng chữ thì chỉ thấy một nỗi buồn, nỗi bâng khuâng, nỗi cô đơn, nỗi nhớ liên quan đến các hình ảnh "gió mùa đông bắc", "lá thu vàng đã rụng", "cánh buồm xưa", "dòng sông đôi bờ cát trắng", "cây cầu gãy"...
      "Tình cảm nhuộm màu nhận thức mừ...", em hiểu và thông cảm, hã hã...

      Xóa
    2. Lạ nhi em Di? Lúc nào và bao giờ chị cũng bị ám ảnh cái câu
      Dường như ai đi ngang cửa

      Ai đã là một bóng hình cụ thể...
      Và cứ hát bài đó, lại hình dung một người nào đó đang đợi một người nơi không có mùa đông. Hay bởi vì không có mùa đông, nên nhớ tới một người...
      Hay là mình đa tình quá..., nên nhìn đâu cũng thấy tình người? :D

      Xóa
    3. Nặc danh05:07 8/8/13

      Vậy chị giống anh bụi Cỏ rồi.

      Xóa
Mẹo Comment Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
=))
:((
=D>
*-:)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang