THƠ HÀNH

Thân tặng HP và nàng thơ của nàng.


Dù có ghét nàng đến đâu thì cứ tối đa 6 tuần tôi phải đến thăm nàng một lần. Vì móng tay không thể không mọc dài. 6 tuần là thời hạn tối đa cho một bộ móng tay cần được cắt tỉa, đắp gel, vẽ kiểu, sơn mầu... 

Mất gần hai tiếng cho mười đầu ngón tay và cả ngón chân nếu bạn muốn đi những đôi săng đan mỹ miều trong mùa hè tuyệt diệu và ngắn ngủi ở Châu Âu. Đó là một quỹ thời gian không nhỏ cho người bận rộn nhưng với tôi, nó là hai tiếng chờ mong bởi tôi và nàng sẽ chan vào tai nhau đủ thứ chuyện dù ngày nào chẳng gẫu với nhau trên fb. Do vậy, đôi khi tôi kiếm cớ đi làm Nail để ghé thăm nàng. 



Nhất là những buổi chiều hạ vàng sau khi tan sở. Kiếm cớ qua nàng để hẹn với nhau một tách cà phê. Hay đơn giản hơn, chỉ để khen nhau một câu cho đỡ cảm giác là mình đang rỉ mòn cũ rích vì thời gian.

Hết bào móng, rũa form, đắp bột, phết mầu... tôi cứ ậm ừ một mình nói chuyện với Hà, anh thợ và cũng là bạn quen. Cuối cùng, bực quá, tôi phải quay sang nàng, giận dỗi:


- Nè tui đố bà, hôm nay tui mặc áo mầu gì? 


Nàng cười cầu hòa, mắt vẫn không rời cái Ipat, tay gõ gõ, mồm lẩm bẩm. Thay vì nhận xét cái quần sooc ngắn và sơ mi kẻ buộc túm vạt mùa hè của tôi, nàng lại than đang bị phạt mấy hôm nay. Tôi tỉnh cả ẩm ức, tưởng nàng mới bị phạt xe hay ngân hàng xiết món nợ cần trả. Nhưng không!



Nàng bảo cả tuần nay chưa được lên lớp. Nàng kêu đau đầu. Kêu mất ngủ. Mặt mũi bơ phờ, nàng vò đầu bứt tai như thể bị chứng bệnh nan y giai đoạn cuối.


Hóa ra nàng mới xung vào học lớp Thơ Đường xướng họa trên Thi Đường Việt nam. Một trong bốn tổ chức thơ Đường được UNESCO tài trợ. Thảo nào cả tuần nay chả thấy mặt nàng trên fb. 

- Này Ka, vần ê đối với vần gì được nhỉ?


-Ê gì? Ủ ê, đê mê, lê thê, ê chề? Lễ mễ? -Tôi bị cuốn vào cuộc, nói với sang. Bụi móng tay vẫn bay mù mịt. Máy mài kêu ro ro.


- Bà ơi không được láy. Ủ ê là láy rồi. - Nàng cãi, mắt vẫn không rời màn hình.


- Mà nữa, Ka à. Cơn mê hay cõi mê nhỉ. Câu nào hay hơn?



Thế là tôi nhẹ dạ chui ngay vào cõi mê của nàng. Nào thất ngôn bát cú. Nào tứ tuyệt. Những bằng những trắc những luyến những láy. Rồi chính vận, thông vận, phúc âm, đơn âm, phức âm. Chưa nguôi cơn choáng váng, lại đến điệp thanh, chánh nữu, khổ độc, trúng độc gì gì... 

Tôi cầu cứu anh Hà:


- Anh có thấy chóng mặt không? Em thấy ù hết cả tai rồi.


Hà, chàng trai phố Hàng cũng ngậm ngùi:


-Anh cũng đuối. Nhưng cứ từ từ nhẹ nhàng rồi tự nhiên nó nắm được thôi em à.


Khách đang vắng nên ba đứa chúng tôi hét thơ vào tai nhau thoải mái rôm rả cả cửa tiệm. Bỗng tôi kêu oái một cái. Dũa vào thịt đau nhói. Hà cuống lên:


- Sao đau được nhỉ. Anh xin lỗi.

- Lại còn không. Thịt người ta mà anh dũa vào thế thì còn gì. 

Tôi dỗi. Hà vốn rất cẩn thận. Chưa bao giờ anh làm tôi đau lấy một tí gọi là. Hôm nay đây là lần thứ mấy anh lơ đễnh. Tôi bỗng nghi ngờ.


- Hay là anh cũng bị Đường luật xướng họa nó hành?

Hà cười: 

- Anh chỉ giúp bạn em thôi mà. Thấy HP nhăn nhó trả bài cũng tội. Bí từ nhiều lúc nghĩ mãi không ra.

- Bộ trả bài quan trọng thế sao? 

Tôi hoài nghi hỏi thêm.

- Quan trọng chứ. Phạm lỗi là bị phạt. Bị phạt nhiều là không được lên lớp. Lưu ban, chậm tốt nghiệp. Bao giờ mới được mãn khóa để đi đối thơ với thiên hạ đây. 


HP rên rỉ trong xót xa như thể chuẩn bị thi vào đại học không bằng. 

Thì ra thế. Tôi thấy mình sắp đuối đến nơi, hỏi vớt một câu cho đỡ ân hận:


- Thế mấy lớp thì xong khóa học?

- 10 lớp Ka à. Tui đau hết cả đầu. Bạc cả tóc. Đêm mất ngủ vì nghĩ câu nhớ luật đó bà.

Mới có lớp 1 chưa xong. Bạn tôi tóc đã kém xanh, nụ cười đã kém tươi, hai mắt bắt đầu chen chúc vết chân chim. Nhan sắc rờ rỡ một thời nay tan tác trước cơn bão thơ tàn khốc.


- Tui nói thật là tui phục bà lắm HP à. Vì làm thơ mà vật vã thế này thì còn đâu cảm hứng để ra thơ nữa.




Bộ móng tay đã xong. Bạn yêu vẫn không nhìn bạn thân lấy một cái.  Gõ gõ chát chát mê mẩn một lúc với giáo sư, bạn thơ, thầy thơ.... Tôi dỗi:


- Chủ nhật này tôi không đi với bà nữa. Đi để bà cho tôi chết khô với đống bằng trắc của bà giống lần đi tầu xuống Rostock chơi hả?


- Bà không đi thì làm sao, ai viết bài cùng tôi. Giấy mời đàng hoàng anh Cường gửi rồi đó. Anh Hà chụp ảnh. Tui và bà viết bài. Đừng có làm tui nhỡ hẹn nha!


Thế là cầm bằng chủ nhật này lại bị nàng hành, à không, nàng thơ của nàng hành hạ chứ. Không đi thì ai lấp cho kín bài trên số tới đây.


Nàng có vẻ đuối lắm rồi. Chả biết có qua nổi cái hạn thơ Đường này không nữa.

Tôi giơ bộ vuốt mới làm ra ngắm nghía. Bụng bảo dạ, vẫn còn may chán. Mình chưa bị thơ hành.


Cái gì hành cũng được. Nhưng xin nàng chừa tui ra, nàng thơ ạ!


May mình cũng mê, nhưng là mê thứ khác!...Nếu không...


Thym
25/7/2013

Bài viết được đăng lại trên báo Nguoiviet.de cùng ngày.
Xem báo tại đây.


Và đây, giáo trình nàng HP gửi cho Ka. Đọc qua để ù tai cái chơi!


LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ
Văn là kim văn còn gọi là văn xuôi, chỉ có câu mà không có vần.
Thơ xuất xứ từ cổ văn, gọi là vận văn nghĩa là văn vần.
Từ định nghĩa này, minh thị rằng thơ là phải có vần, dù là bất cứ thể thơ gì đi nữa, như thơ tự do, thơ mới ...
Về vần thơ có hai luật:
1. Chính vận:
là vần đúng, tức là tất cả các chữ mà theo luật phải vần với nhau thì những chữ đó đều phải cùng syllables với nhau.
Thí dụ:
- trường, sương, dương, thương, vương ...
- hồng, đông, sông, trông, chồng ...
- mướt, vượt, lướt, thướt, rượt ...
- biết, riết, liệt, biệt, thiệt ...
2. Thông vận:
thông vận nghĩa là vần thông (hay thông vần cũng vậy). Vần thông là là những chữ không cùng syllables với nhau, nhưng có giọng phát âm nghe na ná (tương tự) do nguồn gốc cùng một chữ nhưng vì bị đọc trại ra, được xếp vào bảng luật thông vận. Vì chữ bị đọc trại này thành ra nó có syllables khác, vì vậy những chữ tương tự cũng được chấp nhận theo luật.
Tại sao có sự chữ bị đọc trại ra như vậy ? Sau đây là sự giải thích và đó cũng là lịch sử của sự hình thành luật thông vận trong thơ.
Nền văn học nước ta và nước Tàu đã có từ lâu đời. Hai nước Tàu và Việt có cùng chung một nền văn học và cùng chung một thể chế chính trị là chế độ quân chủ trung ương tập quyền (gọi là quân chủ chuyên chế). Chế độ quân chủ có nhiều luật rất khắc khe, như mọi người đều phải cử (kiêng) tên của các ông vua, bà hoàng, thái tử, công chúa ... ở các địa phương còn phải cử tên các quan lớn nữa. Ai gọi nhằm tên đáng lẽ ra phải kiêng cử thì gọi là phạm húy, coi như có tội ngạo mạn.
Do đó mà luật đặt ra khi gặp những chữ nhằm tên vua, chúa etc ... thì phải đọc và nói trại ra, chữ viết cũng phải trại ra.
Luật này được áp dụng chặt chẽ trong các trường thi gọi là trường qui (trường qui là qui định nơi thi cử). Các sĩ tử phải thuộc, nếu ai làm bài dù hay cách mấy mà phạm húy cũng đều bị đánh rớt cả. Luật này rất nghiêm ngặt, nhiều sĩ tử vì không thuộc hết trường qui mà bị thi rớt oan uổng.
Những chữ phải cử rất nhiều. Lấy một số thí dụ sau đây:
Thí dụ vua Tự Đức tên là Hồng Nhậm nên gặp chữ nhậm phải đọc là Nhiệm. Vua Tự Đức còn có tên khác nữa là Thì, nên gặp chữ Thì phải đọc là Thời, vì vậy tên ông Ngô Thì Nhậm được đọc là Ngô Thời Nhiệm.
Hoặc hoàng tử Cảnh là con vua Gia Long tên Cảnh, nên gặp chữ Cảnh phải đọc là Kiểng. Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, nên gặp chữ Đảm phải đọc là Đởm. Mẹ của vua Minh Mạng tên Nguyễn Thị Hoa, nên gặp chữ Hoa phải đọc là Huê. Chúa Nguyễn Hoàng là ông tổ đời thứ nhì của vua Gia Long, nên gặp chữ Hoàng phải đọc là Huỳnh. Ông Nguyễn Kim là thái tổ của vua Gia Long nên gặp chữ Kim phải viết là Câm. Hồng là tên của một bà vợ vua nên gặp chữ Hồng phải đọc là Hường. Tương tự như vậy, chữ Tòng đọc là Tùng, chữ Chu (tên của chúa Nguyễn Phúc Chu) đọc là Châu, vì vậy tên ông Ngô Tòng Chu đọc là Ngô Tùng Châu. Tương tự như vậy, Long=Luông, An=Yên, Hường=Huồng, Hoàn=Huờn, Quyền=Quờn, Quan= Quơn, Quí=Quới, Hán=Hớn (hảo hán=hảo hớn), Trường=Tràng, Nhân=Nhơn, Chân=Chơn, Nguyên (tên của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) phải đọc là Nguơn, Duyên=Duơn, Đại=Đợi, Yến=Én, Dao=Diêu, Đào=Điều, Lương=Lang, Trương=Trang, Doanh=Dinh, Thành=Thiềng, Vĩnh=Vãng, Sinh=Sanh, Cang=Cương, Sơn=San, Đỉnh=Đảnh, Dũng=Dõng,Thịnh=Thạnh, Chính=Chánh etc ... nhiều vô số kể, không thể nào kể hết ra được.
Khi đi thi, các sĩ tử phải thuộc bảng trường qui này để nếu có gặp phải chữ phạm húy thì biết luật mà viết trại ra. Từ luật trường qui này mà các chữ không cùng giống syllables với vần chính (do đọc trại ra âm na ná) mà vẫn được công nhận là hợp vần theo luật.
Đại khái, xin liệt kê ra đây một số vần thông được chấp nhận là hợp vần theo luật thông vận trong khi làm thơ.
a. Vần thông của vần bằng:
Đơn âm:
o, ô, u : thông vần với nhau.
e, ê, i : thông vần với nhau.
ơ, ư : vần nhau.
a, ơ : vần nhau.
ai, ay, ây : vần nhau.
ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui, oai: thông nhau.
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu : thông nhau.
am, ơm : thông nhau.
ăm, âm : thông nhau.
êm, im : thông nhau.
an, ơn : thông nhau.
ăn, ân, uân : thông nhau.
Phức âm:
en, in, iên, uyên : thông nhau.
on, ôn, uôn : thông nhau.
on, un : thông nhau.
ang, ương : thông nhau (thí dụ tràng thiên = trường thiên, bên đàng = bên đường, cầu Trường Tiền=cầu Tràng Tiền)).
ăng, âng , ưng : thông nhau.
ong, ông, ung : thông nhau.
uông, ương : thông nhau.
anh, ênh, inh, oanh, uynh : thông nhau.
etc ... (vần thông của vần bằng còn nữa).
b. Vần thông của vần trắc:
Đơn âm:
ói, ủi : thông nhau.
ĩa, uệ : thông nhau.
ọ, ủa : thông nhau.
é, ị : thông nhau.
ổ, ũ : thông nhau.
Phức âm:
áo, iễu : thông nhau.
út, uốt : thông nhau.
ật, ứt : thông nhau.
ật, ắt : thông nhau.
óng, úng : thông nhau.
ặn, ẩn : thông nhau.
ạm, ợm : thông nhau.
ấc, ực : thông nhau.
ác, ước : thông nhau.
ụi, ỗi : thông nhau.
uyệt, ịt : thông nhau.
ạc, ước : thông nhau.
ỗ, ữa : thông nhau.

THÔNG VẬN DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC NÀO?
Nguyên tắc THÔNG VẬN theo kinh nghiệm của NX là kết hợp 3 yếu tố:
1) Theo bảng THÔNG VẬN. Ban đầu học Lý thuyết các bạn chưa quen và ít kính nghiệm thì nên bắt buộc phải theo và dựa vào bảng để đánh giá, Tuy nhiên như thế sẽ rất hạn hẹp vì Bảng chỉ đưa ra một số từ thông dụng sẽ rất tương đối => sai sót khó tránh khỏi nhưng luôn được chấp thuận vì trường hợp không có trong bảng thì dù người hướng dẫn khắt khe đến đâu cũng không thể bắt bẻ.
2) Đọc các áng thơ văn kinh điển như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên... và ca dao để bổ sung. Người yêu thích thơ phải đọc nhiều kể các các tác phẩm hiện đại để tham khảo. Muốn tiến xa về bất cứ lĩnh vực nào cũng phải đầu tư thôi.
3) Kinh nghiệm thấy những từ nào phát âm gần giống nhau theo phiên âm chuẩn tiếng Việt (đừng dựa vào phương ngữ). Phần lớn các nhà thơ và những người làm thơ đương đại đều dựa trên kinh nghiệm là chính (cũng xuất phát từ đọc nhiều). Thường NX dùng như thế cho khỏi gò bó và không mất nhiều thời gian. Đối với NX thì AN với AN / OAN/ OANG đều thông nhau. ON thông với OAN mà không thông với AN... => Cái này trong bảng thông vận không ghi. Thông thường chưa bị phản, tức là NX chưa bị bạn thơ hay người đời chê là LẠC VẦN/ CHỎI VẦN bao giờ (cũng có khi người ta tế nhị không nói mà cười trong bụng, nhưng vì coi văn chương là thú vui chơi nên chẳng câu nệ lắm).
Điều cần nói thêm là những bệnh trong thơ mà Sư Huynh soạn ra cho các Lớp học Thơ Đường mục đích chính là giúp chúng ta rèn luyện chứ không phải nhắm mắt áp dụng theo một cách máy móc. Lời khuyên của NX là khi chọn giữa ý nghĩa cần nói là có bị bệnh hay không thì Ý NGHĨA luôn được ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ: Một trong các cặp đối trong các bài thơ ĐL của NX mà NX ưa thích nhất là 2 câu:
Tháp Bút đề thơ mừng đế nghiệp
Hồ Gươm cất kiếm báo quân công.
Chính vì yêu thích nên NX mới nhờ cậy Nguyệt Viên (Phale) chuyển tới nhà thư pháp Hoa Nghiêm viết để treo ngay trước bàn làm việc ở phòng khách nhà NX.
Hai câu này xét ra đầy bệnh: câu 1 có 3 dấu sắc, câu 2 cũng bị 3 dấu sắc lại còn sát bên nhau, 3 chữ không dấu. Câu 2 còn bị chữ 2 trùng thanh chữ 7 (lưng ong). Điều ấy làm NX đắn đó mãi nhưng vẫn không thể sửa được khác đi bởi không đạt ý mình muốn nói. Đã không đạt ý thà đừng nói sướng hơn!
TRẢ KIẾM: TRẢ thì mất cảnh giác, khi TRẢ rồi biết có mượn lại kịp thời, kịp lúc khi cần hay không? TRẢ chứng tỏ không phải của mình. Chữ CẤT vừa mang ý nghĩa nêu cao cảnh giác vừa khẳng định tiềm lực quốc phòng của dân tộc ta ngoan cường, bất cứ thời khắc nào cũng có thể giáng trả cho ngoại xâm những đòn chí mạng.
THÁP BÚT và HỒ GƯƠM là danh từ riêng không thể sửa thanh hoặc dùng địa danh khác thay thế. Bản thân HOÀN KIẾM = TRẢ KIẾM đã hàng ngàn người nói tới và hàng triệu người biết, NX muốn viết khác đi.
Có bạn bàn rằng: GIỮ cũng giống CẤT vậy, sao không dùng để tránh điệp thanh? Xin thưa các bạn: GIỮ thì để trong Hoàng cung đâu mang đến Hồ Gươm làm gì. Hơn nữa NX muốn đem tích Hồ Hoàn Kiếm vô và hư cấu nó đi chút thành ra Lê Lợi giao kiếm cho Rùa Vàng cất chứ không phải TRẢ kiếm lại cho thần Kim Quy.
Giang hồ thì có rửa kiếm, gác kiếm.... Hihihi.........
Có những vùng miền thì ÔI phát âm thành AU hoặc ÂU
- Mua gúa xâu lên đầu chơi eng đỡ đúa. (Mua gói xôi lên đồi chơi, ăn đỡ đói.)
Có nơi phát âm âm AY thành E hoặc /IE/
- Vỗ te, vỗ te bòa coong ơi, he quá ! (Vỗ tay, vỗ tay bà con ơi, hay quá !)
Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, các nhà thơ miền Trung cũng xem đây là hiện tượng thông vạn và đã có nhiều bài thơ về kiểu phát âm này.
Quote:
Nguyên văn bởi Việt Thủy
Giang hồ thì có rửa kiếm, gác kiếm.... Hihihi.........
Có những vùng miền thì ÔI phát âm thành AU hoặc ÂU
- Mua gúa xâu lên đầu chơi eng đỡ đúa. (Mua gói xôi lên đồi chơi, ăn đỡ đói.)
Có nơi phát âm âm AY thành E hoặc /IE/
- Vỗ te, vỗ te bòa coong ơi, he quá ! (Vỗ tay, vỗ tay bà con ơi, hay quá !)
Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, các nhà thơ miền Trung cũng xem đây là hiện tượng thông vạn và đã có nhiều bài thơ về kiểu phát âm này.
Rửa kiếm, gác kiếm hay rửa tay gác bút... là dạng giải nghệ nó khác. Thực tế trong lịch sử thì không bao giờ có triều đại nào dám giải tán quân đội. Sau Thế chiến thứ 2, Nhật bản không được phép thành lập Bộ Quốc Phòng, nhưng Bộ Phòng Vệ Nhật Bản cho đến nay là một trong những đội quân được trang bị hàng đầu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, có lẽ chỉ sau Mỹ.
:enjoy:
Đồng ý với Việt Thủy về thông vận có chấp thuận phương ngữ nhưng khi đó người ta viết thẳng bằng phương ngữ theo cách phát âm luôn và cũng chỉ một số từ như đặc sản thôi.
Ví dụ, dân Tuy Hòa không ai làm thơ mà gieo vần Nha Treng với thân queng cả.
Bữa nay dạo biển Nha Treng
Lắng nghe con sóng thân queng thì thào.

Nguyên âm gốc đã thông nhau rồi thì khi ghép thêm những thành tố giống nhau thì đương nhiên thông.
Từ nay, tất cả học viên nên nắm nguyên tắc này để áp dụng cho mọi trường hợp không có trong bảng THÔNG VẬN.
Một lần nữa NX nhắc các bạn học viên lưu ý: BẢNG THÔNG VẬN KHÔNG ĐỦ THÌ GIỜ VÀ GIẤY MỰC ĐỂ LIỆT KÊ TẤT CẢ MỌI TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC, TRÍCH DẪN TRONG ĐÓ CHỈ LÀ NHỮNG VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH. Dẫu có liệt kê đủ thì không ai thuộc nằm lòng nổi. Do vậy, cơ bản nhất là âm đọc lên giống, gần giống hoặc na ná đều xét là THÔNG.
Những lỗi "đại vận" hay "tiểu vận" hiện nay không mấy quan trọng và nhìn chung tất cả mọi thi bệnh đều không quan trọng bằng ý nghĩa và cảm xúc của người làm thơ. Tuy nhiên, vì trong lúc luyện tập cần sự trau chuốt, nghiêm khắc để người học dụng công tìm tòi nâng cao vốn từ và kỹ năng sử dụng từ. Đó là tâm huyết của Sư Tổ Bcdt.
__________________
Bổ sung Lý thuyết
Sau đây là một tư liệu bổ sung về thông vận. Dựa trên cơ sở phân tích âm vị học một số vận mẫu có nguyên âm ngắn trong tiếng Việt. Chúng ta có thể xem xét các trường hợp thông vận theo các nhóm như sau:
- iu, iêu, êu, eo
- it, iêt, êt, et
- im, iêm, êm, em
- inh, iêng, ênh, anh
- ip, iêp, êp, ep
- ich, iêc, êch, ach
- in, iên, ên, en
- i, ia, ê, e
- ư, ưa, ơ, a
- ưi, ươi, ây, ay, ơi, ai
- ưu, ươu, âu, au, ao
- ươm, âm, ơm, ăm, am
- ươp, âp, ơp, ăp, ap
- ươn, ân, ơn, ăn, an
- ưt, ươt, ât, ơt, ăt, at
- ưng, ương, âng, ăng, ang
- ưc, ươc, âc, ăc, ac
- u, ua, ô, o
- ui, uôi, ôi, oi
- um, uôm, ôm, om
- up, ôp, op
- un, uôn, ôn, on
- ut, uôt, ôt, ot
- ung, uông, ông, ong
- uc, uôc, ôc, oc ...

Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

BẢNG LUẬT:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)

Ghi chú:
- Theo đúng bảng luật (kể cả các vị trí 1, 3 và 5 cũng vẫn tuân thủ như bảng luật đưa ra).
- Chỉ dùng chính vận (vần hoàn toàn giống nhau chỉ khác dấu và phụ âm đầu)
- Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau (cố gắng đảo vần: "huyền-ko dấu-huyền" hoặc "KD-H_KD").
- Tránh điệp từ (mỗi chữ chỉ được dùng 1 lần)
- Tránh điệp thanh (mỗi dấu chỉ được dùng nhiều nhất 2 lần trong 1 câu, nếu là từ láy được coi như 1)
- Mỗi học viên nạp ba bài

Thí dụ:

Tuyết đổ ngoài song gợi nỗi buồn
Đôi giòng ngấn lệ chợt trào tuôn
Cung đàn trỗi khúc tầm tri kỷ
Vẳng tiếng hòa theo ngọn gió luồn
Quote:
Nguyên văn bởi Việt Thủy
Lưu ý một số điểm sau của bài tứ tuyệt:
1. Chỉ có 28 chữ nên không được điệp từ (khi nào luyện thuần thục thì có thể cho phép nếu chơi chữ)
2. Vần cuối câu phải chính vận và đổi dấu xen kẽ nhau giữa thanh ngang và thanh huyền.
3. Trong câu không được dùng tới 3 chữ cùng dấu (Điệp Thanh) cùng gốc âm hoặc cùng phụ âm đầu (Chánh Nữu)
4. Tại ví trí thứ hai và thứ Tư trong câu phải tránh cùng dấu, cùng gốc âm với chữ thứ bảy trong câu, vì sẽ phạm các lỗi Phong Yêu, Hạc Tất hoặc Đại Vận. Chũ thứ 2 và thứ 6 tránh trùng âm với nhau, nếu muốn tránh lỗi Tiểu Vận.
5. Không được dùng luật bất luận tại các vị trí 1, 3, 5 trong câu vì chưa quen có thể gây Khổ Độc
6. Cả 4 câu phải cố nói lên một ý trọn vẹn. Đặc biệt câu kết phải chốt lại nội dung của toàn bài.
Qui định trong thời gian đang học Sơ cấp không đi xướng họa, không post thơ ĐL, không góp ý, nhận xét thơ ĐL của người khác (dù trong hay ngoài Diễn đàn). Cho phép tranh luận thoải mái trong Lớp học, nhưng chỉ ở trình độ của Lớp đang học mà thôi, không cho nhảy lớp. Lớp trên có quyền hỏi hay thắc mắc khi coi bài Lớp dưới.
(Những bài đã viết, xướng họa và post trước đây không tính).

HP đọc kỹ Lý Thuyết rồi post 3 bài tập. Khi nào có 3 bài mới không sai thì cho lên lớp (Ko tính bài sửa).
Bài cũ sai để nguyên, post bài sửa trong reply mới, bài cũ sửa xong hãy nộp bài mới.
Đọc và tự dò lại bài kỹ trước khi post. Thông thường nộp 3 bài lần đầu mà không cần sửa thì thông qua Lớp đó.
Nếu không dò kỹ, bài bị sai, nhẹ thì phạt 1 bài, lỗi nặng phạt 3 bài, không có ngoại lệ. Vì vậy, học viên cần lưu ý.
__________________
Em cười nón lá chao nghiêng
Nghiêng sông nghiêng bến nghiêng thuyền nghiêng anh.

E-mail:

Nắng đã lên rồi đẹp quá thôi
Bầy chim kiếm bạn gởi trao lời
Hoa cười sắc toả ngàn hương dịu
Cảm nhận càng yêu nhịp sống đời .
Sẽ chẳng còn vui nếu lạc nhau
Ngàn hoa héo rụng chẳng tươi màu
Hồn côi sũng ướt tuôn dòng lệ
Để lại thơ buồn điệp khúc đau
Một thuở xuân thời gợi nhớ hương
Ngàn hoa hé nhuỵ cũng xin nhường
Môi hồng má đỏ em xinh lắm
Để lại bao người phải luỵ vương
Chẳng phải buồn đâu vẫn mỉm cười
Cho dù lệ khổ chẳng ngừng rơi
Tình ai khó vẹn xin đừng níu
Hãy cứ tìm vui giữ cuộc đời

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Nắng hạ đang về đẹpj thôi
Bầy chim kiếm bạn gửi trao lời
Hoa cười sắc toả ngàn hương dịu
Cảm nhận càng yêu nhịp sống đời .
Sẽ chẳng còn vui nếu lạc nhau
Ngàn hoa héo rụng chẳng tươi màu
Hồn côi sũng ướt tuôn dòng lệ
Để lại thơ buồn điệp khúc đau
Một quãng xuân thì gợi nhớ hương
Ngàn hoa hé nhuỵ cũng xin nhường
Môi hồng má đỏ em xinh lắm
Để lại bao người phải luỵ vương

HP Trả Bài !
Lần sửa cuối bởi HP; Hôm nay lúc 05:34 PM


50 nhận xét:


  1. THƠ HÀNH như thế này chỉ thấy hình trang sách và cành hoa hống thôi, không phải là TỐNG BIỆT HÀNH của Thâm Tâm, NAM PHƯƠNG HÀNH của Nguyễn Bính thì quả là HÀNH HẠ người tò mò đây :D

    Chúc chiều vui thật nhiều nhé!

    http://img.photo.yume.vn/wall/20130620/thaydo09/thumbnail/381x302/1371687800_Thursday3.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hành hạ đó anh. Thơ hành còn hãi hơn, thảm khốc hơn tống biệt hành nhiều!

      Xóa
  2. HP - P... co phai la... Phuong ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. là một người bạn của Thym. Cổ tên Phương.

      Xóa
    2. Co biet co ay. Co ay rat dep, rat hien lanh, rat diu dang, rat tai hoa, rat dang yeu. Va Co khong muon co ay phai Tho Hanh mot teo nao :)

      Xóa
    3. Cô ấy đúng là đang bị...thơ hành
      Thơ hành hạ đó Cỏ.
      Hôm qua tớ tru tréo: Tui sẽ viết một bài tặng bà trên blog tui, chứ bà bị thơ nó hành thế này thì chịu sao thấu!
      Dọa vậy mà chẳng ăn thua! Nó bị thơ vật đến tàn tạ ra rồi! :(

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    6. Tớ đang cãi nhau mới nàng đây. Nhưng thôi thông cảm, hì....

      Xóa
    7. nàng đam mê đến khủng khiếp. tớ chả có niềm đam mê ấy.

      Xóa
    8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    9. Ui giời! Phiên dịch tuyên thệ Ka không dịch được đoạn văn khó nhận dạng trên! :(

      Xóa
    10. Thôi chả cần dịch nữa, tớ tự dưng nổi cơn cáu giận vô cớ và vô duyên, cho nên tớ xin phép tớ xóa đi nhé! Tớ xin lỗi đã làm "rác" nhà bạn! Kể cả cái còm-men trao đổi với em Di và Anh Khung cũng thế, lẽ ra tớ không nên, tớ đã tự dặn lòng là từ nay chừa, từ nay phải cố gắng giữ hòa khí với tất cả mọi người, vậy mà... Tớ xin lỗi!!
      Tó chúc bạn ngủ ngon! Chào bạn!! Cỏ- :D

      Xóa
    11. Cỏ ơi, cám ơn và biết ơn, nhưng tớ hiểu cậu và vì thế, tớ quý mến cậu.
      Ngủ ngon đi. Tớ còn chưa nấu cơm đây. Bi giờ làm osin đây!

      Xóa
  3. Ô thôi chết vậy là P mắc phải thơ rồi à. Sỏi đã nói rồi ngiện ngập món thơ là khốn. Rồi thì sáng thơ tối cũng thơ. Ăn thơ ngủ cũng thơ. Nan y... nan y...Chết chết!

    Trả lờiXóa
  4. Chào Thymianka Thảo Nguyên,

    được sự đồng ý của em, báo điện tử NguoiViet.de đã đăng lại ở đây:

    Thymianka Thảo Nguyên (Berlin): THƠ HÀNH
    http://nguoiviet.de/nv/modules.php?name=News&op=viewst&sid=27188

    Xin cảm ơn em và hy vọng tiếp tục được đăng nhiều bài hay của em.

    Thân mến

    TBT NguoiViet.de

    Lương Đình Cường

    Trả lờiXóa
  5. [color="blue"]Đọc qua để ù tai cái chơi![/color]
    Hì, dại chi đọc để ù tai :d. Mai mốt rảnh anh sẽ giới thiệu một tài liệu viết về luật thơ, vừa đọc vừa cười chứ ko phải đọc để ù tai như này nhé

    [color="blue"]May mình cũng mê, nhưng là mê thứ khác![/color]
    Hì em mê chi vậy, tò mò quá :d

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, hay quá, anh đưa lên cho em ké nha!

      Anh hỏi em mê chi hả, hhahaaa....
      Em cho anh làm quen với HP để cổ nói nhỏ vào tai anh nha!
      Cổ giọng Huế dễ thương lắm. Bạn em rất xinh và ngoan hiền chứ không ô mai xấu cuối lọ còn gặp trời mưa như em đâu! :))

      Xóa

  6. nguyenvanteo
    đã cảm nhận về bài viết này ngày 26/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 1)
    nguyenvanteo
    Hay quá, cả văn và thơ đều hay. 2 bà cụ người bị thơ, người bị văn hành, em thì thấy cái gì hành cũng khổ, cũng sướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Thymianka Thảo Nguyên
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 26/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 2)
      Thymianka Thảo Nguyên
      Còn ai bị thơ hành nữa xin đăng ký để Thymianka mở lớp... cai thơ ạ!

      Xóa

  7. Nguyễn Họa
    đã cảm nhận về bài viết này ngày 26/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 3)
    Nguyễn Họa
    Viết truyện cười, tôi không cười nổi vì loanh quanh luẩn quẩn, có lúc không hiểu, nên không bật ra được tiếng cười.

    LTS: Bạn chú ý. Đây không phải truyện cười mà là bài viết nghiêm túc dựa trên sự kiện có thật 100%, đang làm cho tác giả Thymianka Thảo Nguyên cùng những người bạn thân thiết của HP thật sự quan tâm, lo lắng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thymianka Thảo Nguyên
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 26/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 5)
      Thymianka Thảo Nguyên
      Gủi bạn Nguyễn Họa:
      Bạn cho rằng đây là truyện cười?
      Rất tiếc tôi viết tiểu phẩm ngắn tặng HP bạn tôi chứ không phải truyện cười bạn ạ.
      Vì nó không phải là truyện cười nên bạn cười không nổi là đúng thôi. Và tôi lại thấy buồn cười vì cái nhận xét này của bạn.

      Xóa
    2. Bích Ngọc-BerLin.
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 26/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 6)
      Bích Ngọc-BerLin.
      Thymianka chọc người ta bị thơ hành, còn mình thấy thì tác giả bị văn hành, cảm ơn tác giả Thymianka Thảo Nguyên về bài viết thật thú vị, thật gần gũi với cuộc sống sinh động của cộng đồng người Việt ta hiện nay ở Đức, chúc bạn khỏe và có thêm nhiều tác phẩm nữa.

      Xóa
    3. Nguyễn @
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 27/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 7)
      Nguyễn @
      Cùng là một hình thức quảng bá cái hay , đep, độc đáo của thơ Đường luật. Do "Văn hành" nên kén người đọc... Thơ Lê hoài Phương" Một chút thôi" của bạn rất hay.

      Xóa
    4. Nguyễn Họa
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 27/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 9)
      Nguyễn Họa
      Đây là giọng văn muốn gây cười, đã chế ra những cụm từ để gây cười, nhưng không thể hiểu làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt - TÔI TỈNH CẢ ẨM ỨC - Không hiểu câu này - nhờ tòa soạn hay bác nào giải nghĩa giùm - cảm ơn.

      LTS: Chào bạn. Có lỗi đánh máy, đúng ra là "tỉnh cả ấm ức".

      Đây vốn là bài viết do tác giả post lên Blog cá nhân, chỉ để chia sẻ với bạn bè thân thiết chứ không nhằm mục đích đăng báo. Biết được tin ấy, NguoiViet.de đã lần đầu tiên làm quen và xin phép đăng lại tiểu phẩm này. So với các bài trên những Blog cá nhân đa số viết vội, viết tắt, sai chính tả và đầy rẫy lỗi đánh máy thì bài này làm chúng tôi ngạc nhiên vì nó quá sạch sẽ, không phải sửa lại bất kỳ lỗi chính tả nào (vì chưa phát hiện ra).
      Qua cảm nhận của bạn, chúng tôi mới phát hiện 1 lỗi đánh máy và đã sửa lại "ẩm ức" thành "ấm ức".

      Chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó các cụm từ "tỉnh cả cơn ghen", tỉnh cả u mê" v.v... cho nên sáng tạo nho nhỏ của tác giả "tỉnh cả ấm ức" là rất đáng ghi nhận và không có gì khó hiểu hay "làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt" như bạn lo ngại cả.

      Nhân đây xin trao đổi với bạn Nguyễn Họa:

      - Nếu bạn đã biết đó là lỗi đánh máy, xin bạn lần sau nhắn tin ngắn gọn để chúng tôi biết và lẳng lặng sửa cái lỗi nhỏ bé ấy, không nên chỉ từ một lỗi đánh máy mà nâng vấn đề lên thành " làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt" để chúng tôi mất công trả lời và làm lãng phí thời gian của bạn đọc khác.

      - Nếu bạn không biết đó là lỗi đánh máy và quả thực đã nghĩ mãi mà vẫn không hiểu được cụm từ nói trên thì, xin đừng giận nhé, bạn "hơi bị" thiếu linh hoạt trong việc thẩm văn rồi đấy. Bởi vì trong tiếng Việt thường chỉ có các cụm từ "ẩm thực", "ẩm ướt" hoặc "ấm ức" chứ không có "ẩm ức". Vì thế 99% người đọc thấy cụm từ "ẩm ức" sẽ nghĩ ngay là lỗi đánh máy của cụm từ "ấm ức"mà thôi. Trong trường hợp này, chúng tôi không trách gì bạn, chỉ mách cho bạn biết là bạn HƠI BỊ thiếu linh hoạt trong việc thẩm văn đấy. Mong rằng lần sau, nếu bạn thấy có gì không hiểu thì đầu tiên hãy hỏi những người thân quen của bạn đã. Với câu hỏi như của bạn ở trên, chắc chắn sẽ có người bạn nào đó giải thích cho bạn hiểu, rằng đó chỉ đơn giản là lỗi đánh máy. Như thế sẽ giảm bớt việc làm phát sinh không đáng có cho chúng tôi, vốn đang bị quá tải thường xuyên mà lại phải trả lời dài dòng như thế này, bạn nhé.

      Xóa
    5. Cú đỉn
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 27/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 10)
      Cú đỉn
      Gửi bạn Ng Họa : Đúng là tiểu phẩm này rất "Kén" người đọc, có lẽ nó chỉ viết ra cho một số ngươi gần gũi thân thiết với nhau như bài "tri âm , tri kỉ". May có tòa soạn ưu ái giải thích 2 lần nên tôi mới vỡ vạc ra tí chút, chứ cũng như bác, tui chưa lĩnh hội được ạ. Tôi cũng cho rằng về ngữ nghĩa, cú pháp ngữ pháp... cũng sạch sẽ trong vắt, không tìm ra được lỗi nào. Khổ thế, tục ngữ có câu " Nước trong thì cá không sống được " .Con cá văn học ở đây trốn đi đâu mất tăm, chỉ thấy câu chữ cũng tỉa tót, làm dáng như cái nghề Nail của khổ chủ HP. Khi bác học Anhxtanh xem vở hài kịch do danh hài Bớt na sô ( nước Anh) đóng, khoái chí, ông đến bắt tay diễn viên : Anh thật là vĩ đại, ai xem anh cũng hiểu và thú vị. Không ngờ anh diễn viên hài cũng nhận ra ông, cũng hóm hỉnh trả lời : thưa ngài, cái thuyết tương đối do ngài phát minh, không ai hiểu, nhưng ngài vẫn vĩ đại như thường. Tôi cũng cảm giác chị Thymika này viết rất ít người hiểu nhưng dù sao chị ấy vẫn to nhớn như thường

      Xóa
    6. Nguyễn Họa
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 27/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 11)
      Nguyễn Họa
      Trả lời của tòa soạn cũng không ổn - Người ta nói, tỉnh cơn mê. Tỉnh cả người. Tỉnh cơn ghen thật tối nghĩa. Huống hồ tỉnh cả ấm ức, nói thật không thể hiểu. Nếu cố hiểu thì tối nghĩa lắm. Đã là tâm trạng, hay trạng thái thì cần giải tỏa, hoặc tỉnh cơn u mê, không thể nói tỉnh ấm ức được. Sự lắp ghép kiểu này mà TS cũng sáng tạo?. Dù sao tôi cũng cảm ơn sự cố gắng của TS.

      LTS: Bạn viết rằng "Tỉnh cơn ghen thật tối nghĩa". Chúng tôi xin "bịa ra" đoạn văn sau:

      Lão chồng ghen tuông bệnh hoạn thấy vợ mừng rỡ khi đọc tin nhắn của anh người yêu cũ liền nổi cơn điên, đấm đá vợ liên hồi. Đến khi thấy vợ nằm yên, không cử động, máu tươi chảy ra từ khóe miệng và lỗ tai, hắn mới TỈNH CƠN GHEN, vội gọi xe cấp cứu đưa vợ vào bệnh viện.

      Theo chúng tôi, đoạn văn bịa trên không hay nhưng không đến nỗi tối nghĩa đâu bạn ạ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cứ khăng khăng cho rằng "tỉnh cơn ghen thật tối nghĩa" và "tỉnh cơn ấm ức" còn tối nghĩa hơn thì chúng tôi vẫn tôn trọng ý kiến của bạn. Khả năng cảm thụ văn học phụ thuộc vào vốn sống, sự đọc và nhận thức của mỗi người, không ai giống ai. Một từ hay cụm từ mới được sáng tạo nên cũng cần có thời gian để thử thách sức sống của nó. Bạn hãy giữ ý kiến của bạn và chúng tôi bảo lưu ý kiến của chúng tôi. Nếu bạn có ý kiến mới, hay phát hiện gì đột phá, hãy viết lên đây để giúp tác giả viết tốt hơn. Còn nếu chỉ là những thắc mắc nho nhỏ, chẳng hạn như bạn vẫn cho rằng cụm từ TỈNH CẢ GHEN trong đoạn văn bịa của chúng tôi là tối nghĩa, thì bạn hãy giữ lấy cho riêng mình, không cần phải đưa lên đây nữa và chúng tôi cũng không đăng nữa. Khi post bài này lên Blog cá nhân, tác giả không biết rằng sẽ được đăng báo. Vì thế, chúng ta không nên super soi kỹ quá ở bài này, các bạn nhé.

      Xóa
  8. Hà Trang
    đã cảm nhận về bài viết này ngày 27/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 8)
    Hà Trang
    Cảm ơn tác giả rất nhiều về bài viết và thật bất ngờ và ngưỡng mộ về khả năng viết của chị.
    Dù chỉ mới gặp chị Lê Hoài Phương 1 lần trong chuyến đi biển Warnemunder (Rostock ) nhưng em rất quý chị qua những cử chỉ và việc làm của chị với bạn bè và với những người bạn đồng hành hôm đó.
    Chúc chị luôn thành công trong cuộc sống, toại nguyện với những ước mơ và niềm đam mê của riêng mình.

    Trả lờiXóa
  9. Thymianka Thảo Nguyên
    đã cảm nhận về bài viết này ngày 28/7/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 12)
    Thymianka Thảo Nguyên
    Hôm nay nóng kinh khủng các bạn nhỉ. Và cũng đã sang một ngày mới...

    Tôi vừa về đến nhà sau chuyến đi Rostock tắm biển. Đọc những comments của các bạn, thật sự thấy có nhiều cảm xúc và muốn chia sẻ đôi điều.

    Trước hết xin cám ơn BBT đã có một ứng xử công minh và nhanh nhậy với tình huống này.

    Khi viết blog tôi vẫn thi thoảng bị sai lỗi chính tả và rất vui mừng khi có bạn nào vì thương mến mà nhặt ra cho. Vì khi đã chơi với nhau trên blog mọi người đều biết Thymianka là người xa xứ đã hơn 20 năm. Nên chuyện sai sót do lâu không sử dụng tiếng Việt... là điều khó tránh. Chưa có ai vì những lỗi đó mà dè bỉu chê bai Thymianka vì viết blog vốn chỉ là một thú vui phi lợi nhuận.

    Nhưng có lẽ thái độ của bạn khiến tôi hơi buồn. Vì lẽ ra khi đã làm một việc rất đáng trân trọng khiến bạn và tôi cũng như mọi người quan tâm đều cảm thấy vui, thì chính bạn lại là người mang nỗi ẤM ỨC.

    Tôi không phải là nhà ngôn ngữ nhưng tôi ghi nhận những sự sáng tạo trong ngôn ngữ, miễn là nó chuyển tải được thông điệp của người viết. Bạn có quyền không công nhận sự sáng tạo đó, nhưng không nên khăng khăng muốn người khác cũng phủ nhận nó như mình.

    Hơn nữa ở đây là trang báo cộng đồng, mọi người tham gia viết bài đều hoàn toàn tự nguyện như một hành động chung tay đóng góp cho căn nhà chung của những người xa xứ.

    Sự góp ý của bạn sẽ rất quý báu cho người được góp ý nếu tâm thế của bạn mang tính nhẹ nhàng xây dụng.

    Dẫu sao, tôi, với tư cách một người cầm bút, vẫn một lần nữa cám ơn và mong sẽ gặp bạn ở bài viết sau như một người đọc thiện chí và chân thành.

    Cuối cùng, xin cám ơn và nhận ở Thymianka một vòng tay ôm thật chặt cho những comments đầy động viên thương mến làm Thymianka rất xúc động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quỳnh Nguyễn
      đã cảm nhận về bài viết này ngày 6/8/2013 như sau: (Cảm nhận thứ 13)
      Quỳnh Nguyễn
      Chị Thymianka Thảo Nguyên thân mến!!!

      Lần đầu tiên ghé nguoiviet.de. "Thơ hành" là bài đầu tiên QN đọc. Đang ăn miếng cơm nguội phì cười văng cả ra bàn phím vì chị tả cái cảnh " thơ hành" quá thật luôn ... Có ai trong cảnh mới thấy thương được người trong cảnh... Hiiiii... Em cũng đã từng như chị LHP đấy. Nhưng đúng như chị LHP nói thơ đường luật như 1 mê cung vậy đó. Ai đam mê bước vào rồi thì khó mà bước ra ... Sự biến hóa trong 56 chữ là khôn lường đấy. Cái hay nữa là... học thơ đường luật giúp ta luyện "CHỮ NHẪN" rất hiệu nghiêm đó Chị... Cám ơn 1 bài viết rất thật về những người trót lỡ đam mê đường luật.

      @ Ké mấy lời cho chị LHP

      Chi ơi ... Em về ... méc Thầy cho mà coi ... Mới phạt có tí mà than cùng hết rồi ... để được lên báo ... Thế mới ghê chứ ... hiiiii

      Chị ơi ... cố lên nhá ... Tới hôm nay thì chị còn phải qua ... 8 ải nữa nhỉ. Ráng luyện cho tốt vào ... Em chờ chị ở chân núi nhé . Mỗi lần sai là 1 bài để mình học và để nhớ lâu đó Chị , vì thế ... đừng sợ sai nhé . Càng sai càng sửa sau này càng giỏi đấy . Ngày xưa tụi em hay đùa ... " Khi vào lớp thì tóc tai bồng bềnh mặt mày tươi rói nhưng trong quá trình nhặt chữ bứt tóc thì ... Nam hay Nữ gì cũng bị hói hết chị ạ . Còn mặt mũi thì bơ phờ vì phải thức đêm thức hôm bứt tóc . Có khi .... ngủ cũng mơ bằng trắc đấy chị à ...Kakakaka... Nhưng không sao đâu ... qua hết ải thứ 5 là ngon lành cành đào liền hà chị ....

      Ghé thăm nguoiviet.de . Chúc chị mau thành công nhé ..

      Xóa
  10. Tớ cũng từng bắt lỗi chính tả cho Thymianka mà sao không nghe thấy Thymianka nói "... xin hãy nhận ở Thymianka tui đây một vòng tay ôm thật chặt..." nhỉ? "Lờ lớ lơ..." tớ thế à? Nhất bên trọng nhất bên khinh à? Ẩm ức quá đi mất... Hehe :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây, hãy nhận ở Thơm một vòng ôm thật chặt theo yêu cầu của....ban tổ chức.
      :D
      Biển nhạt lắm. Nhưng Cỏ thì xanh lắm, tớ thề! :D

      Xóa
    2. Ban tổ chức nào? Ứ xèm. Thế thì tớ ứ xèm vào. Tưởng là Thơm... tự nguyện. Chứ còn theo yêu cầu... Ẹc... Theo yêu cầu thì tớ ứ xèm... Huhu... :((

      Xóa
    3. Tớ... vẫn cứ dỗi rồi, dỗi "trường kỳ kháng chiến nhất định không... ôm", huhu... :((

      Xóa
    4. Nhìn cái... "bản mẹt" buồn xo ni tớ càng muốn hóc to hơn, muốn dỗi... dài hơn, huhu... :(( Dỗi tới chừng nầu... sắp chít thì mới thôi :((

      Xóa
    5. Đừng chết. Hôm nay Berlin mới làm lễ cầu siêu nhân ngày 27.7. Tớ hổng chịu nổi nếu lại có thêm một ...lễ truy điệu! :(

      Xóa
    6. Thế thì... thôi, quyết định không chết nữa :D :p Chỗ tớ nóng, tớ vừa mới uống mấy hộp bia Đức lạnh, thấy "nâng nâng" trong người, mắt cứ díp lại... Thôi để tớ chui vô nhà tắm... tớ ngủ "khò khò" một lát, chốc nữa dậy tớ lại... dỗi tiếp, hehe... :))

      Xóa
    7. Bên này hôm nay 38 độ, khiếp quá. Cậu uống bia đi. Người Đức chảnh nhưng bia của họ...rất khơi gợi cảm hứng! :D

      Xóa
    8. A nhô... Tớ dậy rồi :D Lại uống tiếp hộp nữa vậy. "Người Đức chảnh nhưng bia của họ...rất khơi gợi cảm hứng!"- Ô sờ kê... OK! Bia Đức và xe hơi Đức. Năm bà Nhứt! Hê Hê... Còn con gái Đức thì... Ẹc... Tớ ứ thích... Con gái Đức cóc biết như thế nào là... tiết canh- rựa mận, như thế nào là... giả cầy- thịt lợn kho tầu- canh cua rau đay mồng tơi- cà pháo... M...Ắ...M T...Ô...M Mắm Tôm... Nháy mắt... He He... :))

      Xóa
    9. Túm lại là cậu thích mắt xanh tóc vàng ăn với mắm tôm cà pháo uống bia Đức đi xe BMW hả?
      Hết cả hơi. Chả biết chấm phẩy chỗ nầu. :D
      Tớ cũng say nước lọc đây. Nóng khiếp. Bên cậu cũng nóng hả?

      Xóa
    10. Cậu không chịu ôm tớ ngay hôm bữa tớ bắt lỗi "trính chã" cho cậu giờ tớ nổi cơn... dỗi rồi cần gì chấm với lại chả phẩy nữa chớ hơ hơ... :))
      Ừ cũng nóng hôm nay cỡ chừng đâu 36-37 độ Thế sao không bật điều hòa cho nó mát kêu rì :D Tớ ngồi với điều hòa cả ngày (kể cả lúc chạy xe cũng vậy chứ) và không dám bước ra ngoài lâu. Năm nay nóng quá, nóng hơn năm ngoái nhiều :D

      Xóa
    11. Bên này nhà riêng không cần điều hòa vì hầu như có nóng đâu.
      Nhưng hôm qua và hôm nay thì được sauna miễn phí. Nóng như cái lò.
      Dỗi lâu thế. Ngoan đi. Tớ có kẹo đây. :D

      Xóa
    12. Kẹo rì? Tớ cóc cần kẹo. Kẹo ăn... sâu răng. Tớ cần... ôm thật chặt thôi. Ôm thật chặt "xướng" hơn đau răng. Hehe...
      Giờ thì tớ đi quánh một giấc cho tới sáng luôn đây. 2 giờ 15 rồi. Con... dế trong cổ họng tớ đã bắt đầu muốn... gáy to to ro ro... roài đó. Thơm có nghe thấy hông? Đó đó... Ro ro... Chúc Thơm ngủ ngon, gáy khỏe! He He... :))

      Xóa
    13. Tớ cũng mệt. Hôm nay thật sự là nhạt, chẳng viết nổi cái gì. Tớ ngủ gật rồi. Nhớ đánh răng kẻo sâu.

      Xóa
    14. Muốn chia với Thym mấy cái chấp nhặt, nên nảy giờ ngồi nhặt mấy cái chấp ,hơi bị hoa mắt. . .
      Thôi ! tui đi Rostock tắm biển, ngắm ng đẹp in bikini rửa mắt một cái cho nó sáng. . .trôi hết bụi tần hehehe

      Xóa
    15. Đôi khi cũng nên nhạt lại những cái tưởng như chẳng đáng gì...

      Xóa
Mẹo Comment Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
=))
:((
=D>
*-:)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang